Page 40 - Giáo trình môn học chăm sóc sức khỏe cộng đồng
P. 40
- Khéo léo phân bổ thời gian cho các chủ đề khác nhau để duy trì sự hứng
thú. Chú ý dung hòa các đối tượng lấn át và đối tượng e ngại/ít nói.
3.2.3. Quan sát
Quan sát là một kỹ thuật TTTT bao gồm việc lựa chọn, quan sát và ghi
chép một cách có hệ thống về các hành vi và đặc tính của cơ thể, vật thể hay hiện
tượng. Quan sát hành vi của con người là kỹ thuật thu thập số liệu được sử dụng
phổ biến nhất, có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau như: quan
sát bằng mắt (ví dụ quan sát tình trạng nhà ở, tình trạng vệ sinh môi trường, thu
thập tình trạng cảm quan về nước…), khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm,
quan sát có sử dụng các phương tiện nghe nhìn.
* Ưu điểm:
- Cho kết quả trực quan.
- Có thể thu được những thông tin không được lột tả và/hoặc khó ghi nhận
chính xác qua các hình thức thu thập thông tin khác.
* Hạn chế:
- Có thể nảy sinh các vấn đề đạo đức liên quan đến việc giữ gìn bí mật/sự
riêng tư của người được quan sát.
- Sự xuất hiện của người thu thập số liệu có thể tác động đến bối cảnh được
quan sát. Ví dụ, khi quan sát người nữ hộ sinh khám thai, đối tượng quan
sát (nữ hộ sinh) sẽ cố gắng thực hiện các thao tác “đúng sách” nhất, trong
khi thường ngày họ có thể thực hiện không hoàn toàn chính xác như vậy.
- Ngoài ra, có thể xuất hiện các sai lệch do điều tra viên khi thiếu chuẩn
mực (nhiều/ít, đẹp/xấu, sạch/bẩn…) cho việc ghi nhận và xếp loại thông
tin thu được.
- Để khắc phục những nhược điểm trên, điều tra viên phải được đào tạo kĩ
trước khi tiến hành quan sát. Những người quan sát cần tuân thủ một quy
trình/ lịch trình quan sát để không bị bỏ sót thông tin. Đối với các quan sát
cận lâm sàng, cần sử dụng cùng loại công cụ thu thập số liệu (cân, thước,
40