Page 41 - Giáo trình môn học chăm sóc sức khỏe cộng đồng
P. 41
dụng cụ và máy móc xét nghiệm…). Ngoài ra, việc kết hợp sử dụng các
phương tiện nghe nhìn (chụp ảnh, ghi hình, ghi âm) cũng giúp cho việc
quan sát khách quan hơn và dễ dàng hơn trong ghi nhận và phân tích kết
quả trong quan sát.
3.2.4. Phối hợp các kỹ thuật thu thập thông tin
Như đã trình bày ở trên, mỗi kỹ thuật thu thập thông tin đều có có những
ưu điểm và hạn chế. Vì vậy, việc kết hợp cùng lúc nhiều kỹ thuật TTTT sẽ giúp
tận dụng điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của từng kỹ thuật đơn lẻ. Mặt khác, sử
dụng các kỹ thuật thu thập khác nhau sẽ giúp nâng cao chất lượng thông tin thu
được, đồng thời có thể kiểm tra chéo giữa các thông tin.
Trong thực tế, có thể có nhiều kỹ thuật TTTT cùng được áp dụng đồng thời
nhằm tối đa hóa chất lượng và sự đa dạng của thông tin thu được. Ví dụ, chăm
sóc một người bệnh, điều dưỡng viên vừa phải quan sát bằng mắt (nhìn, ví dụ để
đánh giá mức độ thiếu máu, tình trạng tiến triển của vết mổ), sử dụng xúc giác
(sờ, gõ, ví dụ để đánh giá mức độ phù, mức độ mất nước), thính giác (nghe, ví
dụ để phát hiện biểu hiện bất thường trong tiếng thở hay nhịp tim của người
bệnh), vừa phải hỏi về bệnh sử (thời điểm bắt đầu xuất hiện/phát hiện bệnh, quá
trình đi khám/điều trị, tiến triển của bệnh…), tiền sử (tiền sử xuất hiện bệnh ở
gia đình/dòng họ, hành vi/lối sống hay tiền sử tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ
của bệnh…), việc tuân thủ chế độ điều trị (người bệnh có uống thuốc theo đúng
chỉ dẫn hay không?, chế độ dinh dưỡng của người bệnh có được điều chỉnh để
phù hợp với tình trạng bệnh lý hay không?...), mức độ cải thiện sức khỏe mà
người bệnh cảm nhận được thông qua cảm giác ngon miệng, cảm giác đau/khó
chịu/dễ chịu... Hoặc khi điều tra hộ gia đình, điều tra viên không chỉ phỏng vấn
mà đôi khi còn phải kết hợp với quan sát, đo chỉ số nhân trắc, khám lâm sàng, lấy
máu xét nghiệm hoặc lấy bệnh phẩm về phân tích…
41