Page 42 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 42
Ngoài những triệu chứng trên thấy xuất hiện thêm:
- Suy thận (suy chức năng lọc)
+ Mức độ từ nhẹ đến nặng (giai đoạn I đến giai đoạn IV)
+ Ure, creatinin máu tăng, mức lọc cầu thận giảm
- Thiếu máu rõ: Mức độ thiếu máu đi đôi với các giai đoạn của suy thận mạn.
- Huyết áp tăng: Huyết áp có thể tăng vừa hoặc tăng cao
- Siêu âm thận và xquang thận: Hai thận teo nhỏ nhưng không đều, xơ hóa. Có
thể thấy nguyên nhân thuận lợi như sỏi, dị dạng đường tiết niệu, phì đại lành
tính tuyến tiền liệt.
3.2. Tiến triển và biến chứng
3.2.1. Tiến triển
Ở giai đoạn sớm, viêm thận - bể thận mạn chưa có suy chức năng lọc, nếu
điều trị tốt những đợt cấp (kháng sinh đủ liều, đủ thời gian và loại bỏ được
nguyên nhân thuận lợi) thì có thể kéo dài được nhiều năm, có khi hàng chục
năm không dẫn đến suy thận nặng.
3.2.2. Biến chứng
- Suy thận mạn.
- Khi đã có tăng huyết áp, suy chức năng lọc thì tiên lượng xấu, suy thận mạn
dần dẫn đến suy thận nặng giai đoạn cuối.
3.3. Điều trị
3.3.1. Kháng sinh chống nhiễm khuẩn
- Điều trị kháng sinh khi có đợt cấp của viêm thận - bể thận mạn. Tốt nhất là dựa
vào kháng sinh đồ.
- Tốt nhất vẫn là nhóm Quinolon bao gồm: Ciprofloxacin, Ofloxacin,
Pefloxacin, điều trị hai đợt, mỗi đợt 10- 14 ngày, cách nhau một tuần.
- Cần kết hợp loại bỏ các yếu tố gây bệnh như: Sỏi, dị dạng đường niệu…
- Chú ý lựa chọn kháng sinh không độc với thận, không làm giảm mức lọc cầu
thận.
3.3.2. Thuốc điều trị triệu chứng
- Tăng huyết áp.
41