Page 41 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 41
+ Ăn nhẹ, uống nhiều nước lọc, nước quả, trong những ngày đầu. (Nếu có vô
niệu thì kiêng rau quả, giảm đạm và hạn chế nước).
3. Viêm thận - bể thận mạn tính
Là một bệnh thường gặp, chiếm 30% các bệnh thận mạn tính. Viêm thận -
bể thận mạn là hậu quả của các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu kéo dài tái
phát nhiều lần, điều trị không dứt điểm.
3.1. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
Viêm thận bể thận mạn tính được chia làm hai giai đoạn: sớm và muộn.
3.1.1. Giai đoạn sớm: Chưa có suy chức năng lọc
- Tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận - bể thận cấp tái phát nhiều lần, tiền
sử sỏi, thận đa nang, dị dạng đường tiết niệu, phì đại lành tính tuyến tiền liệt.
- Đau âm ỉ hông lưng một hoặc hai bên, nặng lên khi có đợt cấp.
- Tiểu tiện đêm thường xuyên, ít nhất 1 lần hoặc nhiều lần.
- Thường không phù trong giai đoạn này. Ngược lại có thể mất nước nhẹ do đái
nhiều.
- Có thể tăng huyết áp.
- Thiếu máu nhẹ hoặc không.
- Protein niệu thường < 1g/24 giờ.
- Bạch cầu niệu nhiều (bạch cầu đa nhân thoái hóa) khi có đợt cấp.
- Vi khuẩn niệu (+) khi có đợt cấp.
- Khả năng cô đặc nước tiểu giảm:
+ Làm nghiệm pháp cô đặc nước tiểu: Tỉ trọng tối đa không vượt quá 1,025
+ Mức lọc cầu thận còn bình thường gọi là có sự phân ly chức năng cầu, ống
thận. Đây là một xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán viêm thận - bể thận mạn
giai đoạn sớm.
- Siêu âm thận: Có thể thấy bờ thận gồ ghề, thận teo nhỏ ít nhiều, đài bể thận
giãn ít, nhiều
- UIV: Tổn thương đài bể thận mức độ khác nhau: Đài thận tù, vẹt, bể thận
giãn…
3.1.2. Giai đoạn muộn: Khi đã có suy chức năng lọc.
40