Page 47 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 47
+ Viêm thận bể thận cấp mới đầu: Ăn nhẹ, lỏng, giàu gluxid, đảm bảo yêu cầu
về protid, uống nhiều nước (1,5- 2 lít/ ngày), ăn nhiều rau quả tăng vitamin và
các yếu tố vi lượng.
+ Viêm thận bể thận mạn đã có tăng huyết áp: Ăn nhạt.
+ Nếu có vô niệu: hạn chế rau quả có nhiều kali như chuối tiêu, cam, nho,…
Hạn chế nước: lượng nước đưa vào cơ thể phải ít hơn lượng nước đào thải ra.
+ Nếu mất nước nhiều thì bù nước và điện giải bằng đường truyền tĩnh mạch
+ Nếu có suy thận: ăn chế độ ăn giảm đạm, hạn chế rau quả chứa nhiều kali.
- Giúp cho người bệnh có môi trường trong bữa ăn vui vẻ, thoải mái, tư thế ngồi
ăn dễ chịu
- Vệ sinh răng miệng trước khi ăn: tạo cảm giác ngon miệng cho người bệnh.
4.3.4. Theo dõi và phòng các biến chứng.
a. Mục tiêu:
Không sảy ra các biến chứng trong quá trình điều trị.
b. Can thiệp điều dưỡng
- Khuyên người bệnh điều trị loại bỏ các căn nguyên gây bệnh: U, sỏi…
- Theo dõi sự tiến triển của bệnh:
+ Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở: lấy 30 phút- 1 giờ- 2 giờ/ lần hoặc
sáng chiều tuỳ theo tình trạng của người bệnh.
+ Theo dõi lượng nước tiểu 24 giờ, màu sắc, tính chất
+ Hướng dẫn người bệnh hay người nhà cách lấy nước tiểu 24 giờ: VD: Theo
dõi nước tiểu từ 6 giờ sáng thì đúng 6 giờ đi tiểu ra ngoài, sau đó trở đi đái vào
bô kể cả lúc đi đại tiện cũng phải hứng, đến 6 giờ sáng hôm sau đi tiểu vào bô
lần cuối, ghi số lượng nước tiểu.
- Theo dõi sự tiến triển của bệnh: Dấu hiệu đau, đái buốt, rắt (nếu có).
- Theo dõi các xét nghiệm liên quan (ure, creatinin…): Có gì bất thường phải
báo ngay cho bác sĩ để có xử trí kịp thời.
- Theo dõi tình trạng tinh thần người bệnh: Tỉnh táo, lơ mơ, hôn mê, kích thích...
- Cân người bệnh hàng ngày (nếu có phù), hoặc tuần/ lần.
46