Page 277 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 277
- Loại trừ tác nhân gây bỏng: dập lửa, cắt nguồn điện (nếu người bệnh bị
điện giật ngừng tim thì cần hồi sinh tim, hô hấp nhân tạo, cấp cứu ngừng
tim trước sau đó ơ cứu bỏng sau).
- Đưa người bệnh ra khỏi vùng bỏng
- Cho người bệnh nằm ở chỗ thoáng mát về màu hè, ấm về mua đông
- Cắt bỏ quần áo vùng bỏng, chú ý chống lạnh, nhiệt độ xung quanh tốt
nhất là 22-24 độ. Trời rét phải ủ ấm nhưng không nên sưởi
- Đối với bỏng diện tích bé, nhất là ở 2 bàn tay thì ngâm ngay phần chi
bỏng trong nước có đá lạnh, mỗi lần ngam 20phút. Rút ra mấy phút cho da
thở rồi ngâm tiếp. Thời gian 2 giờ. người bệnh sẽ đỡ đau, đỡ phỏng nước
- Khi bị bỏng do acid hoặc bazo (chất kiềm) cần phải rửa nhiều nước lạnh
dội lên, hoặc ngâm vùng bỏng vào nước lạnh để hoà loãng nồng độ sau đó
dùng các chất trung hoà.
+ Trung hoà acid bằng dung dịch Natribicacbonat 1- 2 % , nước xà phòng
,nước vôi
+ Trung hoà kiềm dùng: axit axetic 6%, amôni clorua , dung dịch 5% , axit
boric dung dịch 3%, hoặc nước dấm, nước chanh, nước đường
- Chỉ không rửa nước khi bị bỏng do axit sunfuric, axit clohydric , axit
muriatic và các hợp chất hữu cơ - nhôm , vì sẽ phát sinh thêm nhiệt do các
phản ứng hoá học
- Nếu bỏng do nhựa đường dùng dấu tây loại trừ nhựa đường
- Băng ép vết bỏng để tránh thoát huyết tương
- Dùng thuốc giảm đau an thần cho người bệnh
- Cho người bệnh dùng thuốc chề đường ấm
- Dùng gác sạch phủ nên vùng bỏng
- Chuyển người bệnh nên tuyến đIều trị thực thụ. Khi vận chuyển không
để cao đầu. Chú ý tháo hết nhẫn vòng nếu có
7. Chăm sóc người bệnh bỏng
7.1. Nhận định chăm sóc
7.1.1. Tình trạng toàn thân
276