Page 276 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 276
+ Những dấu hiệu xấu là nôn ra nước đen, đại tiểu tiện không tự chủ.Trẻ
con thường bị tím tái chướng bụng
+ Nếu không bắt đầu truyền dịch sớm, bồi phụ nước điện giải không đủ,
tử vong rất cao.
5.2. Giai doạn nhiễm độc cấp tính
Kéo dài từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 15
- Nguyên nhân: do háp phụ chất độc của tổ chức do hoại tử và nhiễm
khuẩn
- Lâm sàng: Người bệnh trong tình trạng kích thích , vạt vã, nằm lơ mơ, tri
giác hiểu biết sút kém. Dần dần có thẻ bị hôn mê.Sốt cao dai dẳngdến 40-
42 độ.Trái lại đầu mũi và chân tay lạnh ngắt , môi tím ,da lạnh , nổi vân
tím , đôi khi ửng đỏ quanh các vết bỏng. Nạn nhân thở nông, không đều,
dễ bị sưng phổi vì lạnh, vì nhiễm khuẩn huyết, đái ìt dần có khi vô niệu,
mạch nhanh yếu nhưng HA không tụt. Người bệnh chán ăn, thường nôn,
bỏng nặng hay gặp chảy máu tiêu hoá do loét cấp tính. Tử vong sau bỏng
cao nhất ở giai đoạn này.
5.3. Giai đoạn nhiễm trùng
Do hàng rào da bị mất rộng, giai đoạn này kéo dài từ ngày 11 đến khi toàn
bộ chỗ mất da được vá xong. Nếu không vá da sớm , người bệnh bị sốt dao
động, gầy mòn, kém ăn, mất ngủ. Vết bỏng có tổ chức hạt phù nề, nhiễm
khuẩn. Nếu người bệnh qua được giai đoạn sốc bỏng thi nhiễm khuẩn
huyết là nguyên nhân gây tử vong chính (70%).
5.4. Giai đoạn hồi phục hay suy mãn kéo dài
Tuỳ theo người bệnh có được vá da che hết diện bỏng sâu hay không?
Nếu điều trị kém, muộn, người bệnh suy mãn, thiếu nhiều protein thì ssẽ
lâm vào “vòng luẩn quẩn”. Gỗy mòn, hốc hác, miẽng vá da không “ăn”
loét nhiều chỗ, bàn chân bị nề do suy ding dưỡng. Tử vong cao.
6. Sơ cứu bỏng
275