Page 273 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 273

Vùng giải phẫu          1 tuổi          5 tuổi        10 tuổi       15 tuổi

                       Đầu mặt (%)             17              (-4)=13       (-3)=10       (-2)=8

                       Hai đùi (%)             (-4)=13         (+3)=16       (+2)=18       (+1)=19

                       Hai cẳng chân (%)  (-3)=10              (+1)=11       (+1)=12       (+1)=13


                        Sau khi có con số ở hàng ngang và hàng dọc (xem bảng) thì đối chiếu với
                        phần đùi ở  (hai bên) sẽ +3, +2, +1.


                        Đối vời phần cẳng chân hai bên sẽ +1, +1, +1.

                        Việc tính diện tích bỏng không thể chỉ một lần mà xác định được mà có

                        thể phải định lại 2 hoặc 3 lần trong quá trình khám xét vết thương bỏng.

                      3.1.  Dựa  vào  độ  sâu  dựa  vào  tác  nhân,  thời  gian  gây  bỏng,  dự  kiến

                             thương tổn bệnh lý và theo dõi diễn biến lâm sàng

                              Bỏng được chia làm hai loại: bỏng nông và bổng sâu.

                        Bỏng nông có bỏng đô I và II, bỏng sâu có bỏng độ III và IV, bỏng trung

                        gian.

                        3.2.1. Bỏng nông

                        - Bỏng độ I: là bỏng ở lớp sừng, không có tổn thương bệnh lý đáng kể. Da

                        ửng đỏ, hơi rát. ấn ngón tay lên diện tích bỏng thì màu da nhạt đi, buông

                        ngón tay, da ửng đỏ trở lại. Đây là một loại viêm nhẹ, vô khuẩn. Phù nề

                        nhẹ, sau 2-3 ngày sẽ tự khỏi: lớp sừng bị bong, không để lại vết tích hoặc

                        da co thể bị đổi màu ít. Hay gặp khi cháy nắng. Khi bị bỏng độ I quá rộng

                        thí có thể có phản ứng toàn thân, biểu hiện sốc, sốt, cá biệt có ca tử vong.

                        - Bỏng độ II: lớp biểu bì bị thương tổn, xuất hiện các  nốt phỏng sau 1-2

                        giờ.  Các  nốt  phỏng  chứa  dịch  huyết  tương,  nằm  giữa  các  tế  bào  gai

                        malpighi biểu bì. Dịch nốt phỏng ban đầu trong, sau đục dần. Dưới chỗ

                        phỏng là một lớp tế bào đáy và rất rát. Sau 7-14 ngày, chỗ bỏng sẽ tự liền

                        nhờ một lớp biểu bì mới. Khi lành da không để lại sẹo dúm dó.

                        - Bỏng độ I và độ II là loại bỏng sẽ tự khỏi, không cần điều trị gì đặc biệt

                        tại chỗ bỏng nông, tác dụng của các phương pháp điều trị tại chỗ ít giá trị.

                        3.2.2. Bỏng sâu






                                                                                                        272
   268   269   270   271   272   273   274   275   276   277   278