Page 275 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 275
4.2. Dựa vào diện tích và độ sâu
Phải xem là bỏng nặng, gây sốc, có thể dẫn đến tử vong nếu là:
- Người lớn bỏng độ II quá 30% hay bỏng độ III quá 15%
- Trẻ con bỏng độ II quá 12% hay bỏng độ III quá 6%
4.3. Dựa vào vị trí
- Bỏng ở đầu mặt, tiên lượng nặng có lẽ do các rối loạn vận mạch và phù
não, thiếu máu nuôi não.
- Bỏng ở ngực hay lưng cũng khá nặng do ảnh hưởng tới tưới máu nuôi
phổi.
- Bỏng ở hậu môn sinh dục dễ bị nhiễm khuẩn
- Bỏng ở các vung khớp như vùng cổ, nách, khoeo, cổ chân, các ngón
tay…dẽ bị sẹo co dúm dó, hạn chế cử động khớp
5. Diễn biến của một bỏng nặng
Tiến triển qua 4 giai đoạn
5.1. Giai đoạn sốc
Diễn biến qua 2 thời kỳ và kèo dài chừng 48 giờ đầu
- Thời kỳ sốc thần kinh: xuất hiện ngay sau khi bị bỏng và kéo dài trong
vong 6 giờ đầu
+ Nguyên nhân: do tác nhân gây bỏng kích thích vào mặt đoạn thần kinh
gây đau đớn
+ Lâm sàng: người bệnh hoảng hốt, kêu la, vật vã, mặt đỏ, mạch nhanh,
HA hơi tăng (sốc cường). Dần dần nạn nhân nằm lả đi, vẻ mặt thờ ơ, vã
mồ hôi lạnh ở tràn, đầu mũi, các đâu chi lạnh ngắt (sốc nhược)
- Thời kỳ sốc bỏng: đây là sốc thương tích điẻn hình do mất máu là chính,
kéo dài từ 6-48giờ
+ Nạn nhân nằm lả đi luôn kêu khát, da và niêm mạc nhợt tím, chân tay
lạnh, vã mồ hôi lạnh ở trán, HA tụt, mạch nhanh, thân nhiệt giảm, buồn
nôn, uống vào là nôn. Nước tiểu ngày một ít đi, đổ đặc, có nhiều huyết cầu
tố, Protein, dần dần có thể bị vô niệu
274