Page 274 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 274
- Bỏng độ III: lớp tế bào đáy bị tác nhân gây bỏng phá huỷ hoàn toàn,
bỏng ăn lan đến lớp trung bì, gây hoại tử da, những mảnh da rụng.
+ ở bỏng sâu độ III, các nốt phỏng thường bị vỡ, để lại một nền ướt màu
trắng bệch hoặc vàng nhạt, sờ hay chạm tay vào không đau hoặc đau rất ít.
+ bỏng độ III để diễn biến tự nhiên sẽ phát triển tổ chức hạt và sẽ tạo thành
sẹo dúm dó. Cần vá da che diện bỏng. Vá da xong bệnh bỏng sẽ khỏi.
- Bỏng độ IV: nhiệt phá huỷ hết lớp da ăn sâu đến lớp hạ bì, lớp cơ,
xương, có chõ cháy đen. Đôi khi gặp bỏng độ IV ở người bị động kinh ngã
vào lửa, bị cháy nhà. Cần nhiều lần cắt bỏ tổ chức hoại tử, khi tổ chức hạt
lên tốt, sẽ vá da che lại.
3.2.3. Bỏng trung gian
Bỏng trung gian hay thấy do nước sôi đổ vào người ở phần có quần áo.
tất…bỏng làm hỏng hết lớp thượng bì, làm hỏng các lớp tế bào đáy nằm
nông (các tế bào đáy nằm uốn lượn lên xuống).
Cách ghi chẩn đoán bỏng:
Diện bỏng nói chung (diện tích sâu) – Tác nhân gây bỏng
Độ bỏng – Vị trí bị bỏng
Thí dụ:
40(15%) – Nước sôi
I, II, III,IV – Mặt ngực, hai chi trên
4. Tiên lượng
4.1. Dựa vào tác nhân gây bỏng
- Nước sôi đổ tuột qua da ở phần không có quần áo che thường là bỏng độ
II
- Nước sôi đổ vào phần coe thể có quần áo thường là bỏng trung gian hoặc
độ III
- Trẻ con ngã vào nồi canh nóng, ngã xuống hố vôi đang tôi: độ III. Ngã
vào lửa, lửa cháy quần áo (xăng): độ III. IV
- Bỏng điện: diện tích không rộng song sâu: độ IV
- Bỏng kiềm (vôi tôi) có nhiều nguy cơ nhiễm trực khuẩn mủ xanh.
273