Page 247 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 247
BÀI 6. XỬ TRÍ VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỊ RẮN CẮN
Thời gian: 02 giờ (lý thuyết)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
1. Trình bày được triệu chứng của người bệnh bị rắn cắn (CĐR 2).
2. Trình bày được hướng xử trí và chăm sóc cho người bệnh bị rắn cắn (CĐR
2,3).
- Kỹ năng:
3. Đưa ra được các vấn đề chăm sóc/chẩn đoán điều dưỡng và vấn đề chăm
sóc/chẩn đoán điều dưỡng ưu tiên trên người bệnh bị rắn cắn trong bài tập tình
huống (CĐR 3).
4. Xác định được cách xử trí phù hợp với người bệnh bị rắn cắn trong bài tập
tình huống (CĐR 3).
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
5. Thể hiện được tính tích cực trong học tập, khả năng hợp tác hiệu quả với các
thành viên trong nhóm học tập (CĐR 6,9).
NỘI DUNG
1. Xử trí và chăm sóc người bị rắn cắn
1.1. Đại cương
Rắn độc cắn là nguyên nhân quan trọng trong số các trường hợp nhiễm
nọc độc do động vật, thường gặp ở các vùng nông thôn thuộc các khu vực nhiệt
đới. Do sự can thiệp của con người, rắn đang thay đổi thói quen sống và di
chuyển dần về các khu vực thành thị, khiến cho vùng xảy ra rắn cắn rộng hơn.
Ở Đông Nam Á có hai nhóm (họ) rắn độc gồm:
- Họ rắn hổ: có hai móc độc (cặp răng lớn) ngắn, dựng lên và cố định ở phần
trước của xương hàm trên, gồm: rắn hổ đất, hổ mèo, hổ mang, hổ chúa, cạp nia,
cạp nong, rắn biển ...
246