Page 248 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 248
- Họ rắn lục: có hai móc độc dài di động, bình thường gấp theo hai bên xoang
hàm trên, khi bị tấn công hai móc độc giương lên, gồm: rắn lục điển hình, rắn
lục hốc má, rắn lục tre...
Nọc rắn gồm hơn 20 thành phần khác nhau, chủ yếu là protein chứa các men
và độc tố Polypeptide. Độc tố Protein có nhiều loại bao gồm độc tố thần kinh,
độc tố đối với tim, độc tố gây tan huyết, chảy máu, đông máu, gây dị ứng và sốc
phản vệ. Độc tính của nọc rắn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loài rắn, nơi
cắn, rắn non hay rắn già, tình trạng nọc độc của rắn, sức khỏe và tuổi của nạn
nhân.v.v...
Tai nạn rắn cắn vẫn thường xảy ra đặc biệt là vào mùa mưa ở những nơi ẩm
thấp, cây cối um tùm, nhiều bụi rậm .v.v...
1.2. Triệu chứng
Khi có người nào đó bị rắn cắn có thể xác định rắn độc hay rắn lành dựa vào vết cắn:
- Rắn độc cắn: thường để lại hai vết răng nanh (dấu móc độc) cách nhau khoảng
4 đến 5 mm, có thể có một vài vết răng nhỏ khác kèm theo. Một số loại rắn hổ
mang có thể phun nọc độc về phía nạn nhân và gây tổn thương niêm mạc (mắt).
- Rắn lành cắn: thường để lại cả hàm răng với nhiều vết châm hình vòng cung,
không thấy vết răng nanh.
Rắn không độc Rắn độc
ống dẫn nọc
Tuyến nọc
Răng độc
Không có
răng độc
1.2.1. Lâm sàng
1.2.1.1.Triệu chứng của nhóm rắn hổ, rắn biển cắn
a) Tại chỗ rắn cắn
247