Page 244 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 244
- Phát hiện các biểu hiện của co giật: thường ngộ độc co giật toàn thân dẫn đến
bệnh nhân sẽ tử vong nhanh chóng do thiếu oxy, tổn thương não, tiêu cơ vân,
suy thận cấp.
Hỏi bệnh sử và nhận định các dấu hiệu của ngộ độc
- Hỏi bệnh sử:
+ Hoàn cảnh ngộ độc: tự tử, đầu độc, tai nạn...
+ Hỏi gia đình về tất cả các thuốc, các loại hoá chất đã tiếp xúc và dùng.
+ Số lượng và thời gian, đường gây ngộ độc.
+ Thu thập các thư từ, lọ thuốc, thức ăn, nước uống... còn để lại nếu có.
- Gửi chất nôn, nước tiểu, dịch dạ dày, máu để xác định độc chất.
- Nhận định các dấu hiệu đặc trưng của các ngộ độc
+ Quan sát kích thước đồng tử, đánh giá phản xạ với ánh sáng.
+ Phản xạ: đánh giá phản xạ tăng hay giảm, liệt cơ...
+ Các biểu hiện khác kèm theo: nôn, đau bụng, ỉa chảy, mùi trong chất nôn, hơi
thở của người bệnh....
4.2. Chẩn đoán điều dưỡng
- Suy hô hấp do co thắt và tăng tiết phế quản hoặc do co thắt phù nề thanh khí
phế quản hoặc do liệt cơ hô hấp (tuỳ vào từng loại độc chất).
- Suy tuần hoàn do tác dụng của độc chất.
- Co giật, rối loạn ý thức do ảnh hưởng của độc chất đến hệ thần kinh.
- Rối loạn tiêu hoá, rối loạn tiết niệu....do tác dụng của độc chất
4.3. Lập kế hoạch chăm sóc
4.3.1. Đảm bảo hô hấp
- Tư thế nằm nghiêng an toàn nếu người bệnh hôn mê, nôn.
- Móc, hút đờm dãi, đặt canuyn nếu tụt lưỡi.
- Thở oxy, bóp bóng Ambu nếu khó thở, ngừng thở hoặc thở yếu.
- Nếu suy hô hấp nặng, hôn mê thì chuẩn bị dụng cụ phụ đặt nội khí quản, mở
khí quản, thở máy.
4.3.2. Đảm bảo tuần hoàn
- Nếu huyết áp giảm thì truyền dịch nâng huyết áp, trợ tim.
243