Page 212 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 212
3 điểm: hôn mê rất sâu, đe doạ không hồi phục (trừ trường hợp ngộ độc thuốc
an thần)
- Hoặc có thể đánh giá định tính:
+ U ám: bn còn định hướng được, trả lời đúng câu hỏi nhưng chậm chạp, ý
nghèo nàn.
+ Lú lẫn: bn có ý thức lẫn lộn về thế giới bên ngoài, tư duy chậm chạp không
phù hợp, ý nghĩ rời rạc và không nhớ gì về những điều đã xảy ra lúc đang bị lú
lẫn
+ Ngủ gà: bn ngủ, lơ lơ nhưng vẫn còn đáp ứng với kích thích. Còn phản ứng
bảo vệ như gọi to thì mở mắt nhìn theo, làm theo mệnh lệnh của bác sỹ như giơ
tay, lè lưỡi...Hết kích thích bn lại ngủ tiếp.
+ Sảng: là thể nặng của lú lẫn, bn rối loạn nặng nề về nhận thức và các chức
năng trí tuệ, hốt hoảng, nói nhảm thậm chí kích động và đập phá. Thường có ảo
tưởng (là tri giác sai lầm về sự vật có thật ở bên ngoài) và ảo giác (là tri giác sai
lầm về sự vật không có thật ở bên goài) thường hay gặp là ảo thị hay ảo thính.
+ Sững sờ: bn chỉ đáp ứng lại các kích thích mạnh và được lặp đi lặp lại bằng
cách mở 2 mắt nhưng lại tỏ ra không hiểu gì những điều người ta nói với mình.
+ Hôn mê: trạng thành trong đó bn mất ý thức, không đáp ứng lại các kích thích,
ngay cả khi kích thích mạnh. Các chức năng thực vật ít nhiều vẫn còn. Hôn mê
có thể sâu hay nông.
2.1.2. Rối loạn thần kinh
- Dấu hiệu thần kinh khu trú: liệt nửa người, liệt thần kinh sọ.
- Các phản xạ bệnh lý: Hoffman, Babinski, phản xạ gân xương.
- Mắt:
+ Mắt không nhắm kín: liệt dây VII hoặc là dấu hiệu hôn mê sâu (dấu hiệu giảm
trương lực cơ).
+ Mất phản xạ giác mạc: hôn mê tương đối sâu hoặc tổn thương vùng cầu não.
+ Đồng tử:
Co nhỏ: morphine, chảy máu cầu não, ngộ độc lân hữu cơ.
Giãn: thuốc huỷ phó giao cảm (ví dụ Atropine), thuốc ngủ.
211