Page 208 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 208

- Hỏi phát hiện các triệu chứng cơ năng: khó thở, bồn chồn, đau bụng, ngứa...

                  - Phát hiện các triệu chứng:

                  + Da, niêm mạc: mày đay, phù mạch, ngứa

                  + Hô hấp: khó thở, thở rít, ran rít

                  + Tim mạch: mạch nhanh, huyết áp tụt.

                  Các hậu quả của tụt huyết áp: rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ...

                  + Tiêu hóa: nôn, đau bụng...

                  - Nhận định mức độ phản vệ

                  4.2. Xử trí điều dưỡng khi cấp cứu người bệnh phản vệ mức nặng và nguy

                  kịch

                  - Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu bằng, vừa cấp cứu vừa hô hoán gọi người tới

                  giúp.

                  - Ngừng ngay tiêm hoặc truyền thuốc.

                  - Tiêm bắp adrenalin 1mg/1ml ½ ống hoặc 1 ống tùy tình trạng.

                  - Thực hiện y lệnh tiếp theo của bác sỹ.

                  - Theo dõi sát theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO 2  và tri giác mỗi 3-5p/lần


                  cho đến khi ổn định. Khi đã ổn định: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO 2  và
                  tri giác mỗi 1-2 giờ trong ít nhất 24h tiếp theo.


                  5. Dự phòng phản vệ
                  - Chỉ định đường dùng thuốc phù hợp nhất, chỉ tiêm khi không sử dụng được


                  đường dùng khác.
                  - Không phải thử phản ứng cho tất cả thuốc trừ trường hợp có chỉ định của bác


                  sỹ.

                  - Không được kê đơn thuốc, chỉ định dùng thuốc hoặc dị nguyên đã biết rõ gây

                  phản vệ cho người bệnh.

                  - Tất cả trường hợp phản vệ phải được báo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông

                  tin Thuốc và Theo dõi ADR.

                  - Bác sỹ, nhân viên y tế phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc, dị nguyên của

                  người bệnh trước khi kê đơn hoặc chỉ định sử dụng thuốc (phải ghi vào sổ khám

                  bệnh, bệnh áo, giấy ra viện, giấy chuyển viện).



                                                                                                        207
   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213