Page 207 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 207
- Tiếp tục theo dõi ít nhất 24h để xử trí kịp thời.
3.3. Hướng xử trí cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kịch (độ II, độ III)
Phản vệ độ II có thể nhanh chóng chuyển sang độ III, độ IV. Vì vậy phải
khẩn trương, xử trí đồng thời theo diễn biến bệnh:
- Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (nếu có).
- Tiêm hoặc truyền adrenalin. Liều adrenalin tiêm bắp ở người lớn là 0.5-1ml
tương đương ½-1 ống)
- Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng sang trái nếu có nôn.
- Thở oxy: người lớn 6-10l/p.
- Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc
của người bệnh.
- Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng (nếu ngừng hô hấp, tuần hoàn).
- Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu (nếu khó thở thanh quản)
- Thiết lập đường truyền adrenalin tĩnh mạch với dây truyền thông thường
nhưng kim tiêm to (cỡ 14 hoặc 16G) hoặc đặt catheter tĩnh mạch và đường
truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh.
- Hội ý với các đồng nghiệp, tập trung xử lý, báo cáo cấp trên, hội chẩn với bác
sỹ chuyên khoa hồi sức cấp cứu hoặc chuyên khoa dị ứng.
3.4. Xử trí tiếp theo
- Hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn
- Thuốc khác: methylprednisolon, kháng histamin...
3.5. Theo dõi
- Trong giai đoạn cấp: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO 2 và tri giác mỗi
3-5p/lần cho đến khi ổn định.
- Trong giai đoạn ổn định: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO 2 và tri giác
mỗi 1-2 giờ trong ít nhất 24h tiếp theo.
- Tất cả các người bệnh phản vệ cần được theo dõi ở các cơ sở khám chữa bệnh
đến ít nhất 24h sau khi huyết áp đã ổn định và để đề phòng phản vệ pha 2.
4. Chăm sóc
4.1. Phát hiện phản vệ
206