Page 184 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 184
CHƯƠNG 3: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MÁU
BÀI 1. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ HỘI CHỨNG THIẾU MÁU
Thời gian: 02 giờ (lý thuyết)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
1. Trình bày được sinh lý tạo máu, nguyên nhân, triệu chứng, phân loại và cách
điều trị người bệnh có hội chứng thiếu máu (CĐR2).
2. Trình bày được cách chăm sóc người bệnh có hội chứng thiếu máu (CĐR2).
- Kỹ năng:
3. Đưa ra được các chẩn đoán chăm sóc, lựa chọn chẩn đoán chăm sóc ưu tiên và
lập kế hoạch chăm sóc người bệnh có hội chứng thiếu máu trong bài tập tình
huống (CĐR 3).
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
4. Thể hiện được tính tích cực, khả năng hợp tác hiệu quả với các thành viên
trong nhóm học tập. Sử dụng tốt công nghệ thông tin để giải quyết bài tập.
(CĐR 6,9).
1. Đại cương
1.1. Sinh lý tạo hồng cầu
Quá trình sản sinh hồng cầu là quá trình tăng sinh và chín của dòng hồng cầu từ
các tế bào máu gốc vạn năng.
1.1.1. Các giai đoạn sản sinh hồng cầu
Trong những tuần đầu của thời kỳ bào thai, hồng cầu được sinh ra từ lá thai
giữa. Từ tháng thứ ba, quá trình sản sinh hồng cầu được thực hiện ở gan và lách.
Từ tháng thứ năm cho đến lúc sinh ra, tủy xương là nơi duy nhất tạo hồng cầu.
Có hai loại tủy xương, tủy đỏ và tủy vàng, chỉ có tủy đỏ mới có chức năng tạo
máu. Ở trẻ sơ sinh, toàn bộ các xương đều chứa tủy đỏ. Sau đó, ở các xương dài,
tủy dần dần bị nhiễm mỡ trở thành tủy vàng. Sau 20 tuổi, tủy đỏ chỉ khu trú ở
các xương dẹt như xương sống, xương ức, xương sườn, xương sọ, xương chậu
và một phần nhỏ xương dài (đầu trên xương đùi và xương cánh tay).
183