Page 188 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 188
tố trong máu thấp hơn so với người bình thường cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng
một môi trường sống.
Thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây nên, tuỳ theo nguyên nhân cấp tính
hay mạn tính mà biểu hiện và tiến triển có thể khác nhau
2. Nguyên nhân
2.1. Do mất máu
- Mất máu cấp tính: Ho máu, nôn máu, ỉa máu, do chấn thương, do phẫu thuật...
- Mất máu mạn tính: mất máu ít một, kéo dài do giun móc, u xơ tử cung, trĩ, ung
thư đường tiêu hoá…
2.2. Do huyết tán
- Bình thường hồng cầu sống khoảng 100 - 120 ngày, khi hồng cầu vỡ sớm hàng
loạt gọi là huyết tán.
- Huyết tán bẩm sinh: hồng cầu hình bi, hồng cầu hình lưỡi liềm, bất đồng nhóm
máu Rh giữa mẹ và con.
- Huyết tán mắc phải: truyền nhầm nhóm máu, nhiễm trùng máu, nhiễm độc
(nhiễm độc: chì, isoniazid..), sốt rét.
2.3. Do bệnh lý:
- Do rối loạn tạo máu: Do suy tuỷ, bệnh bạch cầu, suy thận mạn, suy giáp...
- Cắt dạ dày, bệnh đường ruột làm giảm hấp thu vitamin, thiếu yếu tố nội tại
- Bệnh thiếu máu di truyền thalassaemia
2.4. Do thiếu dinh dưỡng
- Do thiếu ăn (thiết sắt, thiếu prrotein, vitamin C, B12, B6, acide Folic...)
- Do kém hấp thu, ỉa chảy kéo dài, do kháng sinh đường tiêu hoá, xơ gan, rối
loạn chuyển hoá B6…
3. Phân loại thiếu máu
Thiếu máu có thể được xếp loại dựa vào mức độ thiếu máu, diễn biến
thiếu máu, nguyên nhân thiếu máu và đặc điểm hồng cầu. Mỗi cách xếp loại có
ý nghĩa và ứng dụng khác nhau trong việc tiếp cận chẩn đoán và tím nguyên
nhân gây thiếu máu.
- Phân loại theo tính chất tiến triển: Thiếu máu cấp tính, thiếu máu mạn tính.
187