Page 186 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 186
- Bệnh lý liên quan: thiếu acid folic sẽ gây ra thiếu máu với các nguyên
hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B 12, chủ yếu do chế độ
ăn không đủ, kém hấp thu, tiêu chảy kéo dài.
1.1.2.3. Chất sắt
- Vai trò: sắt là một chất quan trọng trong sự thành lập hemoglobin do sắt
tham gia vào thành phần hem.
- Chuyển hóa: sắt có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như
thịt đỏ, phủ tạng và các loại thực vật có màu xanh đậm. Nhu cầu sắt mỗi ngày
khoảng 0,6mg. Ở phụ nữ do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt nên nhu cầu chất
++
sắt cao hơn (khoảng 1,3mg/ngày). Sắt được hấp thu dưới dạng Fe (ferrous)
hơn là dạng Fe +++ (ferric) chủ yếu ở tá tràng bằng cơ chế chủ động. HCl của dạ
++
dày và vitamin C có vai trò chuyển Fe +++ thành Fe tạo điều kiện thuận lợi cho
sự hấp thu. Sau khi hấp thu từ ruột, sắt nhanh chóng kết hợp với -globulin để
tạo thành transferrin. Dưới dạng này, sắt kết hợp một cách lỏng lẻo với phân tử
globulin, và kết quả là nó dễ dàng phóng thích khi các mô cần. Chất sắt thừa
trong máu sẽ được dự trữ ở hầu hết các tế bào của cơ thể, đặc biệt trong tế bào
gan (60%). Tại gan, sắt kết hợp với apoferritin để tạo thành ferritin. Khi lượng
sắt trong huyết tương giảm thấp, sắt sẽ được giải phóng khỏi ferritin.
- Bệnh lý liên quan: thiếu sắt sẽ gây thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ.
Nguyên nhân thường do thiếu cung cấp, kém hấp thu, tăng nhu cầu (ví dụ phụ
nữ có thai) và chảy máu rỉ rả kéo dài.
1.1.2.4. Các chất khác
Ngoài các chất trên, quá trình sản sinh hồng cầu còn có sự tham gia của
các amino acid, các vitamin nhóm B khác và các yếu tố vi lượng như mangan,
cobalt…
1.2. Điều hòa sản sinh hồng cầu
Điều hòa sản sinh hồng cầu chủ yếu bằng cơ chế thể dịch:
- Erythropoietin:
+ Nguồn gốc: erythropoietin có nguồn gốc chủ yếu từ tế bào biểu mô ống
thận, phần nhỏ còn lại là từ gan.
185