Page 189 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 189
- Theo kích thước hồng cầu: Thiếu máu hồng cầu to, nhỏ, trung bình.
- Theo tính chất thiếu máu: Thiếu máu nhược sắc, đẳng sắc, ưu sắc)...
4. Triệu chứng
4.1. Thiếu máu mạn tính.
4.1.1. Triệu chứng lâm sàng
Cơ năng
- Ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hay khi thay đổi tư thế hoặc khi gắng
sức. Có thể ngất nhất là khi thiếu máu nhiều.
- Nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, thay đổi tính tình (hay cáu gắt),
tê tay chân, giảm sút sức lao động trí óc và chân tay.
- Hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, có thể đau vùng trước tim do thiếu máu cơ
tim.
- Rối loạn tiêu hoá: Chán ăn, đầy bụng, đau bụng, ỉa lỏng, táo bón, sống phân...
Thực thể
- Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt; có thể kèm theo vàng da, niêm mạc nếu thiếu
máu huyết tán; có thể kèm theo xạm da, niêm mạc, nếu thiếu máu do rối loạn
chuyển hoá sắt. Chú ý khám da ở vị trí da mỏng, trắng như mặt, lòng bàn
tay...khám niêm mạc mắt, môi, lưỡi, vòm miệng...màu sắc của niêm mạc phản
ánh trung thành hơn màu sắc của da.
- Lưỡi: Màu nhợt, có thể nhợt vàng trong huyết tán, bự bẩn trong thiếu máu do
nhiễm khuẩn, lưỡi đỏ lừ và dày lên trong thiếu máu Biermer.
- Tóc rụng, móng tay giòn dễ gẫy, chân móng bẹt hoặc lõm, màu đục, có khía,
bở, dễ gãy, đặc biệt hay gặp trong thiếu máu thiếu sắt mạn tính.
- Mạch nhanh, tim có tiếng thổi tâm thu chức năng. Thiếu máu lâu có thể dẫn
đến suy tim.
- Có thể kèm theo các dấu hiệu của nguyên nhân dẫn đến thiếu máu
4.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng:
- Xét nghiệm: Nhằm 3 mục đích:
+ Đánh giá mức độ mất máu: Công thức máu: nồng độ huyết sắc tố,
hematorcit...
188