Page 90 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 90
- Toàn thân: Phản ứng biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, như nhức đầu, rét run,
khó thở, đau các khớp. Nguy hiểm nhất là sốc phản vệ: khó thở, co thắt thanh quản, ngứa
toàn thân, nổi mề đay...
Để đề phòng các tai biến trên cần làm các việc sau đây:
- Khi rất cấn thiết mới tiêm huyết thanh lần thứ hai.
- Cần làm phản ứng thoát mẫn (phản ứng Besredka) trước khi tiêm:Pha loãng
huyết thanh ra 10 lần bằng NaCl 0,85%. Tiêm 0,1ml vào trong da. Sau 30 phút nếu nơi
tiêm không đỏ thì có thể tiêm cả liều huyết thanh, nếu nơi tiêm có quầng đỏ thì không
nên tiêm huyết thanh. Trong trường hợp quá cấp thiết thì chia huyết thanh ra liều nhỏ và
tiêm 30 phút một lần. Phải theo dõi cẩn thận.
2.3.5. Phối hợp sử dụng vacxin hoặc kháng sinh
Để tạo được sự bảo vệ lâu dài, sau khi dùng huyết thanh có thể dùng vacxin như
trong nhiễm khuẩn bỏng trực khuẩn mủ xanh.
Để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh song song với dùng huyết thanh nên dùng kháng
sinh như với các bệnh bạch hầu hoặc uốn ván.
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
1. Hãy trình bày nguyên lý và những nét cơ bản nhất về nguyên tắc sử dụng vacxin?
2. Kể các tiêu chuẩn của vacxin và phân tích hai tiêu chuẩn cơ bản nhất?
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch đối với vacxin?
4. Liệt kê và nói rõ bản chất của các loại vacxin?
5. Liệt kê các loại vacxin dang được sử dụng rộng rãi ở nước ta? Mỗi loại nói rõ bản
chất và lịch tiêm chủng?
6. Hãy trình bày nguyên lý và nguyên tắc sử dụng huyết thanh miễn dịch?
90