Page 88 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 88
1.4.8. Bảo quản vacxin
Theo quy định của từng loại vacxin. Với các vacxin sống ở dạng đông khô có thể
o
o
để nhiệt độ 4- 8 C. Các vacxin sống dạng nước để ở –20 C. Vacxin chết hoặc giải độc tố
o
cần bảo quản 4- 8 C. Vacxin chỉ sử dụng trong thời hạn cho phép.
1.5. Lịch tiêm chủng
Vacxin Liều Đường Tuổi
lượng tiêm chủng tiêm chủng
BCG phòng lao 0,1 ml Trong da Sơ sinh hoặc bất kỳ
(vacxin sống) (thường ở cánh tay trái) lúc nào sau đó
Sabin phòng bại liệt 2 giọt Uống Sơ sinh và lúc 2, 3, 4
(vacxin sống) tháng tuổi
DPT phòng bạch hầu (giải 0,5 ml Tiêm bắp Lúc 2, 3, 4 tháng tuổi
độc tố), ho gà (bất hoạt), (thường ở đùi)
uốn ván (giải độc tố)
Sởi (vacxin sống) 0,5 ml Dưới da Lúc 9 tháng tuổi
(thường ở cánh tay trái) hoặc sớm nhất sau đó
Viêm não Nhật Bản 0,5 ml Tiêm dưới da Trẻ em 1 - 5 tuổi
(vacxin bất hoạt) 1,0 ml Tiêm dưới da Trẻ em >5 tuổi
Viêm gan B 0,5 ml Tiêm bắp / dưới da Trẻ em
(vacxin tinh chế) 1,0 ml Tiêm bắp Người lớn
2. HUYếT THANH MIễN DịCH
2.1. Nguyên lý
Huyết thanh miễn dịch là kháng thể đặc hiệu chống lại một vi sinh vật nào đó,
được đưa vào cơ thể tạo ra bảo vệ tức thì (miễn dịch thụ động nhân tạo).
2.2. Bào chế huyết thanh
Huyết thanh miễn dịch có thể được bào chế từ người hoặc động vật.
2.2.1. Huyết thanh được sản xuất từ động vật
Động vật thường dùng để sản xuất huyết thanh là ngựa, nhưng cũng có thể là dê.
Đây là những động vật lớn cho nhiều huyết thanh và để sản xuất. Chúng được gây miễn
88