Page 89 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 89
dịch với vacxin cần thiết theo một quy trình thích hợp, sau đó huyết thanh của động vật
được thu lại. Huyết thanh này có thể được tinh chế bằng cách bỏ anbumin và phần Fc của
IgG, để giảm bớt phản ứng phụ. Huyết thanh được đóng ống và bảo quản trong lạnh. Vì
huyết thanh miễn dịch của động vật hay gây phản ứng phụ nên hiện nay huyết thanh miễn
dịch của người được ưu chuộng hơn.
2.2.2. Huyết thanh được sản xuất từ người
Huyết thanh được sản xuất trên những người tình nguyện, tiêm vacxin gây miễn
dịch để thu huyết thanh. Họ được gây miễn dịch theo một quy trình thích hợp với một
vacxin nào đấy. Sau đó huyết thanh của họ được thu lại, tinh chế, đóng ống và bảo quản ở
nhiệt độ lạnh.
2.3. Nguyên tắc sử dụng
2.3.1. Đối tượng
Đối tượng dùng huyết thanh miễn dịch là những cá thể bị các bệnh nhiễm độc
hoặc nhiễm trùng nặng, như bị các bệnh bạch hầu, uốn ván, hoại thư, dại...Với các bệnh
này cần thiết dùng huyết thanh miễn dịch khi rất nghi là bị bệnh. Hiện nay huyết thanh
miễn dịch còn dùng chữa rắn cắn kết quả rất tốt.
2.3.2. Liều lượng
Liều lượng huyết thanh miễn dịch phụ thuộc vào cân nặng của cơ thể. Liều thường
dùng là 0,1 đến 1ml/kg cân nặng
2.3.3. Đường dùng
Đường đưa huyết thanh vào cơ thể là đường tiêm bắp.
2.3.4. Đề phòng tai biến
Huyết thanh thực chất là một globulin ngoại lai, nên khi đưa vào trong cơ thể nó
đóng vai trò một kháng nguyên và gây ra phản ứng phụ nhưng tỷ lệ và mức độ nặng hơn
nhiều vacxin.
- Tại chỗ tiêm có thể bị sưng, mẩn đỏ và đau. Thường các biểu hiện này qua trong
một vài ngày.
89