Page 264 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 264
Dùng kháng sinh penicillin, tetracyclin; hiệu quả điều trị cao nếu kháng sinh được
dùng sớm, ngay từ những ngày đầu của bệnh. Điều trị triệu chứng cũng đóng vai trò quan
trọng.
XOẮN KHUẨN SỐT HỒI QUY
(Borrelia recurrentis)
Bệnh sốt hồi quy đã có từ lâu; năm 1868, Obermeier đã tìm thấy tác nhân gây
bệnh trong máu bệnh nhân ở bệnh viện Berlin.
Hay gặp trên toàn thế giới là bệnh sốt hồi quy lây truyền qua chấy rận (ở châu Phi
và Mỹ la tinh, còn lây truyền qua ve). Dây chuyền dịch tễ: Người chấy rận người,
được lây lan mạnh trong điều kiện ăn ở mất vệ sinh và thời tiết lạnh (đặc biệt trong chiến
tranh).
Người bệnh Chấy, rận dập nát
(Trong máu có xoắn khuẩn)
Người lành (da bị sây sát)
Chấy rận hút máu người bệnh, Borrelia xuyên qua thành dạ dày vào bạch huyết và
máu, nhân lên và nằm lại đó. Khi đốt người lành, qua vết sây sát do ngứa gãi và chấy rận
bị dập nát, Borrelia xâm nhập vào cơ thể. Sau thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần, bệnh khởi
đầu bằng sốt cao đột ngột, ngừng sốt ít lâu rồi lại sốt lại; chu kỳ này lặp lại 3-4 lần, đo đó
được gọi là sốt hồi quy. Người bệnh chỉ có miễn dịch trong vài tháng vì Borrelia có khả
năng thay đổi kháng nguyên.
Nguyên tắc chẩn đoán vi sinh: Lấy máu lúc bệnh nhân sốt cao, làm tiêu bản giọt
đặc nhuộm Giemsa tìm Borrelia (đường kính 0,3-0,5 m, dài 10-30 m.
Nguyên tắc điều trị: Penicillin, tetracyclin.
264