Page 221 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 221
tính, bán cấp hoặc mạn tính. B. pseudomallei có thể sống trong các đại thực bào, đây có
thể là lý do của những trường hợp bệnh tái phát.
3. Chẩn đoán vi sinh
3.1. Nuôi cấy
Tuỳ theo bệnh cảnh lâm sàng mà lấy các loại bệnh phẩm khác nhau: mủ (áp xe,
mụn mủ), máu (nghi nhiễm khuẩn huyết), đờm (viêm phế quản, phổi), dịch (màng phổi,
màng tim, màng não...). Những bệnh phẩm từ các ổ kín thì cấy vào các môi trường thông
thường, không có chất ức chế (thạch thường, thạch máu, canh thang). Những bệnh phẩm
có bội nhiễm thì cấy vào môi trường có chất ức chế của Ashdown (chất ức chế là
gentamicin).
Xác định vi khuẩn căn cứ vào: Hình thể của chúng (cầu trực khuẩn Gram âm, bắt
màu đậm ở hai cực), hình thái khuẩn lạc (mặt nhăn nheo, khô), oxidase và catalase (+), có
di động, chuyển hoá đường theo kiểu oxy hoá; citrat simmons và arginin dihydrolase (+).
3.2. Chẩn đoán huyết thanh
- Trong điều tra dịch tễ học: dùng phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động (IHA) với
kháng nguyên thô.
- Trong chẩn đoán bệnh dùng IHA kết hợp cùng ELISA với kháng nguyên là
protein hoặc glycolipid tinh chế.
4. Nguyên tắc phòng bệnh
Tăng cường sức đề kháng chung, giữ gìn vệ sinh, cố gắng tránh các tổn thương da
khi làm việc trên các đồng lúa nước.
5. Nguyên tắc điều trị
B. pseudomallei kháng gentamicin và ampicillin; nhạy cảm với tetracyclin,
chloramphenicol, bactrim và đặc biệt là ceftazidim. Trong chọn lựa kháng sinh, cần lưu ý
tới khả năng lẩn tránh của B. pseudomallei trong các tế bào.
Các biện pháp điều trị hỗ trợ (tháo mủ các ổ áp xe, tăng cường dinh dưỡng, điều trị
các bệnh kèm theo và điều trị triệu chứng) có ý nghĩa rất lớn.
221