Page 225 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 225
- Kháng nguyên F1 (không chịu nhiệt) và các kháng nguyên V, W: chỉ có ở những
chủng độc; khi mất các kháng nguyên này, vi khuẩn dịch hạch không còn khả năng gây
bệnh cho chuột thí nghiệm.
- Sinh sắc tố ở môi trường có hemin và khả năng hấp phụ đỏ congo.
- Sinh pesticin I và II. Những chủng sinh pesticin I thường đi kèm với sinh các yếu
tố làm tan tơ huyết (fibrinolytic factors) và enzym coagulase.
- Độc tố gây độc cho chuột (murine toxin)
- Khả năng tổng hợp purin.
Một chủng vi khuẩn dịch hạch có độc lực mạnh thì thường có tất cả các yếu tố kể
trên. Vi khuẩn dịch hạch là loại đa vật chủ; hơn 300 loài gậm nhấm có thể mắc bệnh dịch
hạch. Mầm bệnh tồn tại trong tự nhiên ở các loài gậm nhấm hoang dại. Vi khuẩn xâm
nhập vào cơ thể chủ yếu theo đường da, do côn trùng đốt hoặc do da có vết sây sát tiếp
xúc trực tiếp với vật phẩm có vi khuẩn.
Môi giới trung gian truyền bệnh là bọ chét, chủ yếu là Xenopsylla cheopis. Bọ chét
ký sinh trên chuột, chúng hút máu để sống. Khi vi khuẩn vào dạ dày của bọ chét thì
chúng tiếp tục nhân lên và tạo nên một khối kết dính giống như tơ huyết. Những khối này
dần dần gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn ống tiêu hoá ở phần tiền dạ dày. Khi
chuột bị bệnh chết, bọ chét nhanh chóng nhảy ra khỏi cơ thể chuột và đi tìm vật chủ mới
để hút máu; nhưng mỗi lần hút máu, vì ống tiêu hoá đã bị tắc nghẽn nên máu ứa lại vật
chủ. Vi khuẩn, bằng cách đó, đột nhập vào cơ thể.
Bệnh dịch hạch ở người có ba thể lâm sàng: thể hạch (thường gặp nhất), thể phổi
và thể nhiễm khuẩn huyết; hai thể sau, bệnh cảnh lâm sàng rất nặng, tỷ lệ tử vong cao.
3. Chẩn đoán vi sinh
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
3.1.1. Nhuộm soi
Làm tiêu bản từ nước chọc hạch, nhuộm Gram hoặc Wayson, quan sát Hình thể.
Phương pháp này cho kết quả nhanh và có giá trị chẩn đoán cao nếu bệnh phẩm không bị
bội nhiễm.
3.1.2. Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp
225