Page 217 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 217
thoái hoá theo lối oxy hoá có sinh acid: glucose, mannitol, glycerol, ethanol, arabinose,
fructose và galactose.
1.4. Khả năng đề kháng
Trực khuẩn mủ xanh chết nhanh chóng ở 100C. Trong môi trường ẩm, thoáng
và không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, chúng sống được hàng tuần; trong môi
trường có dinh dưỡng tối thiểu; ở 5C, chúng sống được hơn 6 tháng.
1.5. Kháng nguyên
Kháng nguyên O chịu nhiệt, bản chất hoá học là lipopolysaccharid (LPS). Dựa vào
kháng nguyên này, người ta đã chia trực khuẩn mủ xanh thành 12 nhóm. Kháng nguyên
H không chịu nhiệt, là kháng nguyên lông. Vì khó khăn trong việc điều chế, nên việc
định týp huyết thanh dựa trên kháng nguyên này chưa được áp dụng rộng rãi.
2. Khả năng gây bệnh
Trực khuẩn mủ xanh có một số yếu tố độc lực là nội độc tố, ngoại độc tố và một số
enzym.
Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện. Khi cơ thể bị suy
giảm miễn dịch (tự nhiên hoặc mắc phải), bị mắc các bệnh ác tính hoặc mạn tính, dùng
lâu dài corticoid, kháng sinh hoặc các chất chống ung thư thì dễ mắc bệnh nhiễm trùng
nội sinh hoặc ngoại sinh do trực khuẩn mủ xanh.
Người ta đã tìm thấy trực khuẩn mủ xanh ở khắp nơi trong bệnh viện: đầu các ống
thông, máy khí dung, máy hô hấp nhân tạo, máy hút ẩm, bình chứa nước, vòi nước máy,
thậm chí trong cả một số dung dịch vẫn dùng để rửa vết thương do pha chế hoặc bảo
quản không tốt. Trực khuẩn mủ xanh cùng với tụ cầu vàng là hai vi khuẩn thường gặp
nhất trong nhiễm trùng bệnh viện.
Trực khuẩn mủ xanh từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua các vết
thương hở (nhất là bỏng). Tại chỗ xâm nhập, chúng gây viêm có mủ (điển hình, mủ có
màu xanh); nếu cơ thể suy giảm sức đề kháng, chúng có thể xâm nhập vào và gây viêm
các phủ tạng (xương, đường tiết niệu, tai giữa, phế quản, màng não) hoặc gây bệnh toàn
thân (nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc). Về bệnh sinh học, có giả thuyết cho rằng,
217