Page 216 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 216

Trực khuẩn mủ xanh Gram âm, thẳng hoặc hơi cong nhưng không xoắn, hai đầu

               tròn. Kích thước từ 0,5-1,0 m  1,5-5,0 m. Có một lông duy nhất ở một cực. Các pili

               của trực khuẩn mủ xanh dài khoảng 6 nm, là nơi tiếp nhận nhiều loại phage và giúp cho

               vi khuẩn gắn vào bề mặt của tế bào vật chủ. Trực khuẩn mủ xanh không sinh nha bào.
               1.2. Nuôi cấy

                       Trực khuẩn mủ xanh mọc dễ trên các môi trường nuôi cấy thông thường (thạch

               thường, thạch máu, canh thang), hiếu khí tuyệt đối. Nhiệt độ tối ưu là 37C, nhưng chúng

               có thể mọc được trong khoảng dao động rộng (5 - 42C); pH thích hợp từ 7,2 - 7,5 (dao

               động 4,5 - 9,0).

                       Trên môi trường đặc, có thể gặp hai loại khuẩn lạc: một loại to, nhẵn, bờ trải dẹt,

               giữa lồi lên trông giống như quả trứng ốp (fried egg); một loại khác thì xù xì; cũng có khi
               gặp loại thứ ba, khuẩn lạc nhầy. Trong các bệnh phẩm lâm sàng, thường gặp loại thứ

               nhất; trong các mẫu lấy từ môi trường, thường gặp loại thứ hai. Tính chất đặc trưng của

               trực khuẩn mủ xanh là sinh sắc tố và chất thơm. Có hai loại sắc tố chính:

                   -  Pyocyanin: có màu xanh lá cây, tan trong nước và chloroform, khuyếch tán tốt ra

               môi trường nuôi cấy, làm cho môi trường và khuẩn lạc có màu xanh nên có thể nhận ra
               nó một cách dễ dàng bằng mắt thường. Pyocyanin thuộc loại sắc tố phenazin, cấu trúc

               hoá học của nó đã được phân tích chi tiết. Chính sắc tố này đã làm cho mủ có màu xanh.

                   -  Pyoverdins: là loại sắc tố huỳnh quang, phát màu xanh khi chiếu tia cực tím có

               bước  sóng  400  nm.  Pyoverdins  không  bền  vững,  dễ  mất  đi  trong  điều  kiện  nuôi  cấy

               không chuẩn. Khi nuôi cấy vi khuẩn ở môi trường có nồng độ sắt thấp, nó được tổng hợp
               nhiều hơn. Cấu trúc hoá học của pyoverdins chưa được biết đầy đủ.

               1.3. Đặc điểm hoá sinh

                       Trực khuẩn mủ xanh có đủ các cytochrom (b, c, a và oxidase) trong hệ thống vận

               chuyển điện tử. Trong thực hành, người ta thường dùng “oxidase test” để tìm sự có mặt

               của  cytochrom  oxidase.  Các  tính  chất  hoá  sinh  thường  sử  dụng  trong  lâm  sàng  gồm:
               urease (-), indol (-), H S (-); citrat Simmons, arginin dihydrolase và gelatinase (+); khử
                                       2
                    -
               NO  đến N . Trên môi trường OF (Oxidation - Fermentation), nhiều loại carbohydrat bị
                            2
                   3

                                                            216
   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221