Page 226 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 226

Bệnh phẩm được phết vào lam kính, sau đó nhuộm với kháng thể dịch hạch đánh

               dấu huỳnh quang. Phương pháp này cũng cho kết quả nhanh và chính xác nhưng tốn kém

               và đòi hỏi các phương tiện đắt tiền.

               3.1.3. Nuôi cấy, phân lập
                       Bệnh phẩm là nước chọc hạch, đờm hoặc máu tuỳ theo thể lâm sàng của bệnh.

               Nếu cần tìm vi khuẩn ở ngoài môi trường thì lấy bọ chét hoặc phủ tạng chuột nghiền ra

               làm bệnh phẩm. Vi khuẩn dịch hạch không thuộc loại khó nuôi cấy; những bệnh phẩm

               (loại không bội nhiễm) được cấy vào thạch máu hoặc thạch thường và canh thang, những

               bệnh phẩm bội nhiễm thì cấy vào môi trường có chất ức chế hoặc tiêm truyền động vật.
               Xác định vi khuẩn căn cứ vào: hình thể (1.1), tính chất nuôi cấy (1.2), tính chất hoá sinh

               (1.3), tính chất gây bệnh thực nghiệm (3.1.4).

               3.1.4. Tiêm truyền động vật

                       Tiêm dưới da chuột lang hoặc chuột nhắt trắng. Riêng bệnh phẩm là đờm hoặc

               nhớt họng, vì có quá nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là phế cầu, phải dùng phương pháp bôi
               bệnh phẩm vào mũi hoặc chà xát lên da. Thông thường, chuột chết trong khoảng từ 3 - 5

               ngày. Tổn thương gồm: gan ứ máu nặng, lách sưng to, có nhiều nốt mủ trắng hoặc xám.

               Lấy lách, gan và hạch nghiền nhỏ để tìm vi khuẩn. Trong nhiều trường hợp, nhuộm máu

               tim hoặc vết ép các phủ tạng đã thấy nhiều vi khuẩn có hình thể điển hình của vi khuẩn

               dịch hạch. Tiêm truyền động vật cũng được dùng để xác định những vi khuẩn nghi ngờ
               khi đã phân lập được từ bệnh phẩm.

               3.1.5. Tìm kháng nguyên F1 trong bệnh phẩm

                       Bệnh phẩm trước tiên được ủ với kháng huyết thanh F , sau đó cho hồng cầu gắn
                                                                                1
               F vào. Nếu không xảy ra ngưng kết là trong bệnh phẩm có F . Phương pháp này cho kết
                                                                                1
                 1
               quả tương đối nhanh; tuy nhiên, kết quả có thể là âm tính giả nếu lượng kháng nguyên
               trong bệnh phẩm quá ít.

               3.2. Chẩn đoán gián tiếp

                       Dùng phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động để phát hiện kháng thể kháng F .
                                                                                                            1
               Phương pháp này ít có ý nghĩa trên lâm sàng vì cho kết quả chậm, nhưng có giá trị trong

               điều tra dịch tễ học.

                                                            226
   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230   231