Page 218 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 218
các sản phẩm ngoại tiết như sắc tố, độc tố tan máu, độc tố ruột, ngoại độc tố A (độc tố
gây chết) có vai trò chính.
3. Chẩn đoán vi sinh
Những bệnh phẩm lấy từ ổ kín (ổ mủ chưa vỡ, dịch màng phổi, dịch màng não)
hoặc từ máu thì cấy trực tiếp vào môi trường thạch thường. Những bệnh phẩm lấy từ
những vùng tạp nhiễm (ổ mủ đã vỡ, đờm, nhầy họng) thì cấy vào môi trường có cetrimid
(chất ức chế). Để các môi trường đã cấy bệnh phẩm ở 37C trong khí trường thường.
Chọn các khuẩn lạc màu xanh và nhuộm xanh môi trường để làm các thử nghiệm
xác định vi khuẩn. Trong thực hành bệnh viện, nếu những khuẩn lạc như trên là trực
khuẩn Gram âm không sinh nha bào, oxidase (+), chuyển hoá đường theo kiểu oxy hoá
thì được coi là trực khuẩn mủ xanh.
Có khoảng 10% số chủng trực khuẩn mủ xanh không sinh sắc tố; trong những
trường hợp này, chẩn đoán vi khuẩn học gặp nhiều khó khăn. Người phải dùng các môi
trường tăng sinh sắc tố: môi trường King A (tăng sinh pyocyanin) và môi trường King B
(tăng sinh pyoverdins).
4. Nguyên tắc phòng bệnh
Phòng bệnh không đặc hiệu đóng vai trò chính trong việc ngăn ngừa nhiễm trực
khuẩn mủ xanh. Giữ gìn vệ sinh chung, triệt để thực hiện các quy trình tiệt trùng, làm
đúng các thao tác vô trùng để tránh lây chéo trong bệnh viện. Đối với cá nhân: giữ gìn vệ
sinh, tránh sây sát da và niêm mạc, tăng cường sức đề kháng chung, tránh lạm dụng
kháng sinh và các thuốc gây suy giảm miễn dịch.
5. Nguyên tắc điều trị
Trực khuẩn mủ xanh kháng lại nhiều kháng sinh thông dụng (penicillin, ampicillin,
chloramphenicol và tetracyclin), nhất là những chủng gây nhiễm trùng bệnh viện. Người ta
thường dùng aminoglycosides (gentamicin, amikacin, tobramycin) hoặc cephalosporin thế
hệ 3 (ví dụ, ceftazidime) hoặc imipenem để điều trị các nhiễm trùng do trực khuẩn mủ
xanh.
218