Page 202 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 202
tuberculosis và do vậy bệnh nhân thường có phản ứng tuberculin dương tính. Người
ta chưa rõ sự cư trú của chúng trong thiên nhiên, nhưng chúng gây bệnh chủ yếu ở các
bang miền tây và Texas của Mỹ.
Nhóm II: Sinh sắc tố trong tối (Scotochromogens)
Chúng tạo thành sắc tố chủ yếu trong tối. M. scrofulacearum gây bệnh tràng nhạc
ở cổ (viêm hạch vùng cổ), thường gặp ở trẻ em. Các vi khuẩn này thâm nhập qua họng và
gây viêm các hạch vùng họng và cổ. Nhóm vi khuẩn này thường tồn tại ở nước, nhưng
cũng có thể sống ở đường thở như những vi khuẩn hoại sinh.
Nhóm III: Không sinh sắc tố (Non-chromogens)
Các Mycobacterium nhóm III không tạo thành (hoặc tạo rất ít) sắc tố màu vàng
chanh trong tối. M. avium và M. intracellulare gộp thành nhóm này và rất khó phân biệt
chúng bằng các test chuẩn. Chúng gây nên bệnh phổi mà lâm sàng rất khó phân biệt với
lao, đặc biệt ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch như AIDS. Nhóm vi khuẩn này phân
bố rộng rãi trong thiên nhiên (đất và nước), đặc biệt ở miền nam nước Mỹ. Chúng thường
kháng thuốc rất mạnh và cần phải phối hợp tới 6 loại kháng sinh và hoá trị liệu để điều
trị.
Nhóm IV: Các Mycobacterium phát triển nhanh.
Nhóm này bao gồm các Mycobacterium phát triển nhanh và tạo thành khuẩn lạc
dưới 7 ngày. M. photuitum và M. chelonae là hai loại rất giống nhau tạo nên nhóm này.
Chúng là những vi khuẩn hoại sinh, thường tìm thấy ở đất và nước. Chúng ít gây bệnh
cho người, trừ những người suy giảm khả năng đề kháng. Chúng cũng kháng thuốc rất
mạnh.
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
1. Các loài vi khuẩn gây bệnh thuộc tộc Mycobacterieae và các đặc điểm phân biệt
chúng?
2. Vì sao gọi các vi khuẩn thuộc tộc Mycobacterieae là kháng cồn kháng acid?
3. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn lao?
4. So sánh phản ứng Mantouxvà Midsuda, chúng có ý nghĩa gì?
202