Page 188 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 188
và dễ sản xuất hơn. Trên môi trường thạch máu có tellurit kali (môi trường Schroer),
TKBH tạo thành khuẩn lạc màu đen sau cấy 48 giờ.
1.3. Tính chất sinh vật hoá học
Dựa trên tính chất sinh vật hoá học để phân biệt TKBH và giả bạch hầu:
Ure Glucose Maltose Lactose
TKBH - + + -
Giả + - - -
TKBH
1.4. Tính chất sinh vật hoá học
TKBH có 2 loại kháng nguyên là kháng nguyên thân (0) và kháng nguyên bề mặt
(K). Có thể dựa trên 2 kháng nguyên này để định týp TKBH. Nhưng giữa kháng nguyên
này và độc lực của TKBH không có sự liên quan. Vì thế người ta không định loại vi
khuẩn theo kháng nguyên.
1.5. Týp sinh học (biotype)
Bảng tính chất sinh học của ba týp sinh học trực khuẩn bạch hầu
Gravis Mitis Intermedius
Hình thể Ngắn Dài Trung bình
(trực khuẩn)
Khuẩn lạc R S Trung gian
Thuỷ phân Có Không Không
tinh bột
Giữa các TKBH độc lực không có sự khác nhau về kháng nguyên nhưng có sự khác nhau
về một số đặc điểm sinh học, trên cơ sở này TKBH được phân thành 3 týp sinh học là:
gravis, mitis và intermedius.
Giữa 3 týp sinh học này cũng có sự khác nhau về khả năng gây bệnh. Gravis
thường gây dịch bạch hầu lớn, còn mitis thường gây dịch bạch hầu tản phát, nhưng tồn tại
dai dẳng. Dịch bạch hầu ở nước ta trong mấy năm gần đây là do týp mitis. Nhưng giữa 3
týp không khác nhau về ngoại độc tố.
188