Page 181 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 181

Hình . H. pylori trong niêm mạc dạ dày

                       H. pylori có khả năng tiết urease mạnh, enzym này có hoạt tính rất mạnh phân giải
               urê thành amoniac. Urê là sản phẩm chuyển hoá của các mô tế bào, chúng vào máu một

               phần và được đào thải ra ngoài qua thận. Một lượng urê tương đương từ máu qua lớp

               niêm mạc dạ dày vào dịch dạ dày. Amoniac có phản ứng kiềm, tạo thành một lớp đệm

               bao quanh H. pylori, giúp cho chúng tránh được môi trường acid cao của dạ dày. Mặt

               khác, amoniac sinh ra cũng gây độc trực tiếp đối với tế bào niêm mạc dạ dày. Các enzym
               catalase, lipase và glycoproteinase của H. pylori phân giải chất nhầy giúp cho chúng xâm

               nhập vào niêm mạc sâu hơn và phơi bày các thụ thể tế bào cho các adhesin của H. pylori

               gắn vào đó và dần dần phá huỷ tế bào. H. pylori còn tiết ra các độc tố tế bào, các độc tố

               này cũng gây độc và phá huỷ tế bào.

                       Gần đây, người ta phát hiện thấy kháng nguyên CagA làm tăng tiết interleukin-8,
               có giả thuyết cho rằng yếu tố này cũng là một trong các yếu tố làm bệnh tiến triển đến

               ung thư.

               2.2. Dịch tễ học

                       Tình trạng kinh tế và xã hội có ảnh hưởng lớn đến hiện tượng nhiễm H. pylori.

               Ngay ở Mỹ, tỷ lệ nhiễm H. pylori ở người da đen cũng cao hơn người da trắng, bởi vì
               liên quan tới đời sống tinh thần, vật chất và vệ sinh môi trường.

                       Nguồn truyền nhiễm là người, có thể gặp ở khỉ nhưng không đáng kể. Đường lây

               chủ yếu là người truyền sang người. Phương thức lây truyền là đường phân-miệng và

               đường miệng-miệng. Trong đó, đường phân-miệng đóng vai trò chủ yếu.





                                                            181
   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185   186