Page 180 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 180
H. pylori có khả năng sống lâu ở môi trường có độ acid cao của dạ dày nhưng
không phải là vi khuẩn ưa acid như một số quan niệm trước đây. Lý do là H. pylori có
khả năng bài tiết urease rất mạnh, nó phân giải urê trong dạ dày tạo thành amoniac bao
quanh vi khuẩn, khiến cho chúng có thể chịu đựng được môi trường acid của dạ dày.
1.5. Kháng nguyên và độc tố
H. pylori có hai kháng nguyên chính: kháng nguyên lông và kháng nguyên thân.
Kháng nguyên lông có bản chất là protein, còn kháng nguyên thân (kháng nguyên O) có
bản chất là lipopolysaccharid chịu nhiệt. Đây là kháng nguyên hỗn hợp của các H. pylori
gây bệnh cho động vật có vú. Kháng nguyên O có tính độc đối với tế bào túc chủ mà
chúng ký sinh. Ngoài ra, H. pylori còn có một số kháng nguyên đóng vai trò quan trọng
trong mối liên quan đến khả năng gây bệnh của chúng, đó là các enzym urease, catalase,
superoxid, hismatase và kháng nguyên adhesin (adhesin: bám dính) giúp cho H. pylori
bám vào tế bào niêm mạc. Phân loại độc tố từ các chủng khác nhau, người ta đã xác dịnh
được 2 loại:
- Độc tố gây loét tá tràng, chiếm 60% số chủng.
- Độc tố gây tăng tiết dịch vị chiếm 40% số chủng.
1.6. Phân loại
Từ năm 1983 đến nay người ta đã phân lập được hơn 15 loài khác nhau. Trong số
này, có H. pylori, H. cinaedi, H. fennelliae, H. rappinii và H. heimanni ký sinh ở người
nhưng gây bệnh cho người thì chỉ có H. pylori.
2. Khả năng gây bệnh, dịch tễ học
2.1. Khả năng gây bệnh
HP có thể gây viêm, loét và ung thư dạ dày.
180