Page 177 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 177
sống một vài tuần. Mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch đầy đủ đều có thể mắc bệnh tả. Tại
những khu vực có bệnh tả lưu hành thì tỷ lệ trẻ em bị mắc bệnh cao hơn người lớn.
3.5. Chẩn đoán vi sinh
3.5.1. Chẩn đoán trực tiếp
Bệnh phẩm là phân và chất nôn. Cần phải xét nghiệm trong vòng 2 giờ, nếu muộn
hơn thì phải cấy vào môi trường bảo quản.
3.5.1.1. Nhuộm soi hoặc soi tươi
Tiến hành soi tươi, quan sát tính di động của vi khuẩn tả. Nhuộm soi, đếm bạch
cầu trong phân: trong bệnh tả thường thấy số lượng rất ít, khoảng 5 bạch cầu trong một vi
trường (độ phóng đại x400).
3.5.1.2. Kỹ thuật kháng thể huỳnh quang trực tiếp
Phương pháp này cho kết quả rất nhanh và có tính đặc hiệu cao, thường được áp
dụng trong kiểm dịch ở các cửa khẩu.
3.5.1.3. Nuôi cấy phân lập
Các môi trường thường được dùng để phân lập vi khuẩn tả là: pepton kiềm, thạch
kiềm, TCBS. Hình 65 giới thiệu sơ đồ phân lập và xác định vi khuẩn tả.
3.5.2. Chẩn đoán gián tiếp
Trên thực tế không làm chẩn đoán huyết thanh vì cho kết quả chậm.
3.6. Nguyên tắc phòng bệnh
3.6.1. Phòng bệnh không đặc hiệu
Những biện pháp quan trọng là: vệ sinh ăn uống, sử dụng nước sạch, diệt ruồi;
chẩn đoán sớm, cách ly bệnh nhân, xử lý phân và chất nôn của bệnh nhân. Khi có dịch tả,
phải thông báo ngay và kịp thời thực hiện các biện pháp bao vây dập dịch.
3.6.2. Phòng bệnh đặc hiệu
Hiện nay có 2 loại vacxin sử dụng theo đường uống: vacxin sống giảm độc lực và
vacxin chết. Một số nghiên cứu cho thấy vacxin sống có khả năng tạo miễn dịch bảo vệ
trên 80%, tương đương với tỷ lệ bảo vệ ở nhóm người đã bị mắc bệnh tả thể nhẹ.
177