Page 176 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 176

thành hai týp (sinh týp): V. cholerae sinh týp cổ điển (thường được gọi tắt là V. cholerae),

               và V. cholerae sinh týp Eltor (thường được gọi tắt là V. Eltor).

               3.3. Khả năng gây bệnh

                       Trong điều kiện tự nhiên, vi khuẩn tả chỉ gây bệnh cho người.
                       Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bằng đường ăn uống. Để xuống ruột non, vi khuẩn

               phải vượt qua dạ dày. Bình thường độ pH của dạ dày xấp xỉ 3, đủ gây chết nhanh chóng

               vi khuẩn tả. Những thử nghiệm trên động vật và trên người tình nguyện cho thấy rằng, vi

               khuẩn tả chỉ gây được ỉa chảy cấp nếu cho động vật thí nghiệm hoặc người tình nguyện

               uống natri bicarbonat ngay trước khi cho uống vi khuẩn tả. Trên thực tế, bệnh tả thường
               gặp ở những người có độ acid của dịch vị bị giảm hoặc mất. Đối với những người dạ dày

               tiết dịch bình thường thì thức ăn, nước uống phải có khả năng trung hoà bớt acid của dịch

               vị, vi khuẩn tả mới có thể gây bệnh được.

                       Sau khi vượt qua dạ dày xuống ruột non, vi khuẩn tả bám vào niêm mạc nhưng

               không xâm nhập sâu vào mô ruột và hầu như không gây tổn thương cấu trúc của niêm
               mạc ruột. Tại ruột non, vi khuẩn phát triển nhanh chóng nhờ pH thích hợp, tiết ra độc tố

               ruột LT (thermolabile toxin - trước kia gọi là choleragen). Độc tố ruột gắn vào niêm mạc

                                                                                                  -
                                                                           +
               ruột non làm cho tế bào niêm mạc ruột giảm hấp thụ Na , tăng tiết nước và Cl  gây ra ỉa
               chảy cấp tính (Hình 64). Nếu không được điều trị tích cực bệnh nhân sẽ chết vì kiệt nước

               và mất các chất điện giải.
               3.4. Dịch tễ học

                       Nguồn lây bệnh là bệnh nhân và người lành mang mầm bệnh. Bệnh nhân bắt đầu

               đào thải vi khuẩn theo phân từ thời kỳ ủ bệnh. Đến thời kỳ toàn phát một số lượng lớn vi

               khuẩn được đào thải theo phân và chất nôn. Sau khi khỏi bệnh vi khuẩn vẫn còn tiếp tục

               được đào thải theo phân trong nhiều tháng. Trong các vụ dịch tả tỷ lệ người lành mang vi
               khuẩn cao hơn hẳn người mắc bệnh.

                       Nước (bao gồm cả nước ăn và nước sinh hoạt) giữ một vai trò đặc biệt trong quá

               trình truyền bệnh tả. Thức ăn được xác định là một yếu tố trung gian truyền bệnh quan
                                                               o
               trọng. Trong thức ăn giữ ở nhiệt độ xấp xỉ 30 C (nhiệt độ bình thường) vi khuẩn tả có thể
                                                                  o
               sống được từ 1 đến 5 ngày, nếu ở nhiệt độ 5 - 10 C (ngăn dưới tủ lạnh) vi khuẩn tả có thể

                                                            176
   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181