Page 186 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 186
Yếu tố xâm nhập, như ở vi khuẩn lỵ, vì một số trường hợp phân có máu.
3. Dịch tễ học
Các động vật nuôi trong gia đình (chó, mèo, gà, trâu bò) là ổ chứa Campylobacter
và từ đó lây lan sang người. Có đường lây giữa người với người qua đường phân miệng,
đặc biệt ở trẻ nhỏ. Campylobacter có thể gây bệnh cho các gia súc non.
4. Chẩn đoán vi sinh
Tiêu chảy: Bệnh phẩm là phân, nuôi cấy trên môi trường thạh máu có cephalotin
(để ức chế các vi khuẩn khác trong ruột). Để ở điều kiện vi hiếu khí và 42C. Xác định C.
jejuni bằng các tính chất sinh vật hoá học và nhạy cảm nalidixic acid. Phân biệt với C.
intestinalis là C. jejuni không mọc ở 25C.
Nhiễm khuẩn huyết: Bằng cách cấy máu, xác định C. intestinalis bởi hình thể, di
động, tính chất sinh vật hoá học và phân biệt với C. jejuni bằng khả năng mọc ở 25C.
5. Nguyên tắc Phòng bệnh
Phòng bệnh chưa có vacxin, cách phòng bệnh tốt nhất là xử lý tốt phân, nước, rác.
6. Nguyên tắc điều trị
Erythromycin thường được chọn cho điều trị tiêu chảy do C. jejuni.
Điều trị nhiễm khuẩn huyết do C. intestinalis thường dùng aminoglycosid.
Theo một nghiên cứu của bộ môn Vi sinh Đại học Y Hà Nội, C. jejuni còn nhạy
cảm 100% với gentamicin và nhạy 80% với erythromycin.
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
1. Mô tả các đặc điểm hình thể, nuôi cấy và kháng nguyên của Campylobacter?
2. Khả năng gây bệnh của Campylobacter?
3. Chẩn đoán vi khuẩn học, phòng bệnh và điều trị bệnh do Campylobacter?
186