Page 182 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 182
3. Chẩn đoán vi sinh
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
Bệnh phẩm là mảnh sinh thiết từ nơi viêm hoặc ổ loét dạ dày-tá tràng.
- Nhuộm soi: có thể nhuộm Gram để quan sát Hình thể của H. pylori.
- Nuôi cấy: môi trường để nuôi cấy H. pylori có rất nhiều loại, tuỳ theo kinh
nghiệm của từng phòng thí nghiệm mà sử dụng các môi trường khác nhau, như môi
trường Pylori-agar, Skirow’s cải tiến, Columbia, Brucella hoặc BHI-agar có thêm 7-10%
máu ngựa, ủ ở 37C với 10% CO và độ ẩm thích hợp.
2
- Xác định enzym urease có ở mảnh sinh thiết: đây là kỹ thuật cho kết quả nhanh,
chẩn đoán sơ bộ xem có mặt của H. pylori trong bệnh phẩm hay không (kỹ thuật CLO-
test).
- Có thể xác định urê qua hơi thở: người ta sử dụng sự hiện diện của enzym urease
trong trường hợp niêm mạc dạ dày bị nhiễm H. pylori, thông qua việc gắn chất đồng vị
14
14
phóng xạ C vào dạ dày, nếu có enzym urease thì sẽ nhanh chóng phân giải urê C thành
14
amoniac và dioxit phóng xạ C. Dioxit carbon phóng xạ này sẽ nhanh chóng đi vào máu
và tới phổi và có thể phát hiện được chúng qua hơi thở của bệnh nhân.
Kỹ thuật nhân gen PCR (polymerase chain reaction): đây là kỹ thuật có thể phát
hiện được các đoạn gen đặc hiệu của H. pylori ở cả mảnh sinh thiết dạ dày, dịch dạ dày,
nước bọt và phân của bệnh nhân.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp
- Xác định kháng thể đặc hiệu IgG hoặc IgA trong huyết thanh bệnh nhân. Phương
pháp này rất có ích trong nghiên cứu dịch tễ học.
5. Nguyên tắc phòng bệnh
- Nguyên tắc phòng bệnh không đặc hiệu: Bệnh dạ dày-tá tràng phụ thuộc rất
nhiều vào các điều kiện kinh tế-xã hội. Việc nâng cao đời sống cho nhân dân là rất cần
thiết, trong đó vấn đề vệ sinh môi trường cũng đóng vai trò quan trọng, vì bệnh lây chủ
yếu theo đường phân-miệng.
182