Page 175 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 175
Hình 7: V. cholerae dƣới kính hiển vi quang học
Hình 8: V. cholerae dƣới kính hiển vi điện tử
V. cholerae là loại vi khuẩn hình que hơi cong, Gram âm, không có vỏ, không sinh
nha bào, có một lông ở đầu và có khả năng di động rất mạnh (Hình 63). Hiếu khí, có thể
phát triển tốt trong môi trường kiềm (pH 8,5-9,5) và nồng độ NaCl cao (3%). Các tính
chất hoá sinh: oxidase (+), indol (+), glucose (+), sucrose (+), manose (+), lactose (-),
arabinose (-), H S (-), urease (-).
2
V. cholerae có sức đề kháng yếu với các tác nhân lý hoá, trừ pH kiềm; tuy nhiên
có thể sống một số giờ trong phân và một số ngày trong nước.
3.2. Phân loại
Loài V. cholerae thuộc giống Vibrio, họ Vibrionaceae. Loài này có kháng nguyên
lông (H) giống nhau. Căn cứ vào sự khác nhau của kháng nguyên thân (O), V. cholerae được
phân chia thành hơn 100 nhóm.
Trước năm 1992, căn nguyên của tất cả các vụ dịch tả trên thế giới đều thuộc
nhóm 01. Năm 1992 xuất hiện một nhóm huyết thanh mới, gây ỉa chảy với cơ chế hoàn
toàn giống V. cholerae 01, đó là V. cholerae 0139. Vi khuẩn này lần đầu tiên được phát
hiện trong một vụ dịch ở Madras ấn Độ, sau đó đã gây ra những vụ dịch lớn ở nhiều nước
trên thế giới.
Dựa vào thành phần kháng nguyên, V. cholerae 01 được chia thành 3 týp huyết
thanh: Ogawa, Inaba và Hikojima. Dựa vào tính chất sinh học, vi khuẩn tả được chia
175