Page 162 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 162

HỌ TRỰC KHUẨN ĐƢỜNG RUỘT

                                                   (Enterobacteriaceae)



               MỤC TIÊU HỌC TẬP

               1.  Trình bày được các tính chất chung của họ trực khuẩn đường ruột và một số tính chất

                   để phân biệt E. coli, Salmonella và Shigella.
               2.  Diễn giải được khả năng gây bệnh của E. coli, Salmonella và Shigella.

               3.  Mô tả được cách lấy và bảo quản bệnh phẩm để chẩn đoán nhiễm khuẩn đường ruột.

               4.  Phân tích được được giá trị của các phương pháp chẩn đoán vi sinh thường dùng đối

                   với E. coli, Salmonella và Shigella.

               5.  Trình bày được các biện pháp không đặc hiệu và các vacxin đã có để phòng các bệnh
                   do các thành viên của họ trực khuẩn đường ruột gây ra.



               1. Một số nét chung về Họ trực khuẩn đƣờng ruột

                       Họ trực khuẩn đường  ruột (Enterobacteriaceae) bao gồm các trực  khuẩn Gram

               âm, hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện; có thể mọc được trên các môi trường nuôi cấy thông
               thường, không có enzym oxidase; lên enzym đường glucose có kèm theo sinh hơi hoặc

               không; khử nitrat thành nitrit; có thể di động hoặc không, nhưng nếu di động thì có nhiều

               lông ở xung quanh thân; không sinh nha bào.

                       Các thành viên của họ trực khuẩn đường ruột đứng đầu trong các căn nguyên vi

               khuẩn gây tiêu chảy. Ngoài đường tiêu hoá, các vi khuẩn đường ruột có thể gây bệnh ở
               nhiều cơ quan khác như tiết niệu, hô hấp, thần kinh... ở bất kỳ loại bệnh phẩm nào cũng

               có thể gặp thành viên của họ trực khuẩn đường ruột.

                       Enterobacteriaceae là họ vi khuẩn có rất nhiều thành viên giữ vị trí quan trọng

               trong vi sinh y học, bài này chỉ trình bày về một số vi khuẩn gây bệnh cho người thường

               gặp.

               2. Salmonella
               2.1. Đặc điểm sinh học



                                                            162
   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167