Page 102 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 102
bằng cách ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển hoá cần thiết để ngăn cản hình thành nên
các nucleotid như sulfamid và trimethoprim.
Như vậy, mỗi kháng sinh chỉ tác động lên một điểm nhất định trong thành phần
cấu tạo, ảnh hưởng đến một khâu nhất định trong các phản ứng sinh học khác nhau của tế
bào vi khuẩn, dẫn đến ngừng trệ sự sinh trưởng và phát triển của tế bào. Nếu vi khuẩn
không bị ly giải hoặc bị nắm bắt (thực bào) tiêu diệt thì, khi không còn tác động của
kháng sinh (ngừng thuốc) vi khuẩn sẽ có thể hồi phục trở lại.
Kháng sinh có tác dụng giết chết vi khuẩn gọi là diệt khuẩn (bactericid) ví dụ
nhóm beta-lactam, polymyxin, ... ; kháng sinh chỉ ức chế vi khuẩn gọi là chế khuẩn
(bacteriostatic) ví dụ chloramphenicol, tetracyclin, ... Trong thực tế, thuốc có tác dụng
diệt khuẩn nhưng ở nồng độ thấp thì chỉ có tác dụng chế khuẩn và ngược lại, thuốc có tác
dụng chế khuẩn nhưng ở nồng độ cao lại có tác dụng diệt khuẩn. Nhưng cao là bao nhiêu
thì kháng sinh phát huy tác dụng và cơ thể con người còn chịu đựng được (liều độc) thì
tuỳ theo từng loại thuốc (khả năng khuếch tán đến ổ nhiễm khuẩn - các thông số động
dược học) và cơ địa từng người bệnh cụ thể. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh phải được
bác sỹ kê đơn và theo dõi cẩn thận.
Hình 16. Sơ đồ vị trí tác động của kháng sinh trên tế bào vi khuẩn
102