Page 144 - Giáo trình môn học thực hành vi sinh
P. 144

nhưng luôn ở thế cân bằng để duy trì một trạng thái tiêu hóa và hấp thu bình thường.

               Khi mất thế cân bằng này nghĩa là khi có loạn khuẩn sẽ gây ra ỉa chảy kéo dài.

                     Loạn khuẩn hay xảy ra sau khi dùng kháng sinh phổ rộng điều trị kéo dài. Loạn

               khuẩn cũng có thể xảy ra sau bệnh lỵ hoặc các bệnh cấp tính khác và có ở những
               người suy dinh dưỡng, nó là nguyên nhân gây viêm đại tràng mạn tính.

                     ở những bệnh nhân bị ỉa chảy do loạn khuẩn (phân lỏng, có nhiều nhày, màu

               xanh, không có mùi thối, có thể có máu), nếu dùng kháng sinh để điều trị thì bệnh

               càng nặng hơn. Vì vậy, ở các bệnh nhân bị ỉa chảy kéo dài, ngoài việc nuôi cấy phân

               tìm vi khuẩn gây bệnh, cần phải làm xét nghiệm vi khuẩn chí để đánh giá tình trạng vi
               khuẩn và có biện pháp điều trị thích hợp để lập lại sự cân bằng của vi khuẩn.

                     Vi khuẩn ở ruột có nhiều loại ưa khí và kị khí với số lượng rất lớn. Trong 1 gam

                                   11
               phân có khoảng 10  vi khuẩn, chiếm một phần lớn trọng lượng của phân.
                     Để đánh giá vi khuẩn chí, cần làm xét nghiệm nhuộm soi và nuôi cấy để tính tỷ

               lệ trực khuẩn E. coli so với các vi khuẩn ưa khí khác và đếm số lượng E. coli trong 1
               gam phân.

               2. Lấy bệnh phẩm

                     Số lượng phân lấy xét nghiệm ít nhất là 1 gam vào lọ vô khuẩn và gửi ngay đến
                                                                                                o
               phòng xét nghiệm. Nếu chưa nuôi cấy được phải bảo quản phân ở tủ lạnh 2-4 C.
               3. Nhuộm soi trực tiếp

                     Làm tiêu bản phân nhuộm gram soi kết quả. ở phân bình thường chủ yếu là trực

               khuẩn gram âm. Trong trường hợp loạn khuẩn trực khuẩn gram âm giảm rất nhiều.

               Các cầu khuẩn và trực khuẩn gram xuất hiện nhiều, có thể có nấm men.
               4. Nuôi cấy phân

                     Dùng que cấy lấy 1 quai phân ria cấy đều lên đĩa thạch máu, chú ý cấy để khuẩn

                                                               o
               lạc mọc thưa có thể đếm được. Để tủ ấm 37 C, sau 24 giờ đếm các khuẩn lạc ở đĩa
               thạch máu, xác định các loại vi khuẩn đã mọc và tỷ lệ phần trăm E. coli.

                     Pha loãng 1 gam phân vào 9 ml nước muối sinh lý vô khuẩn. Ngoáy đều, pha
                                                               -5
               loãng tiếp để có độ pha loãng cuối cùng là 10 . Sau đó lấy 1 giọt (1 ml = 20 giọt) nhỏ
               vào  đĩa  môi  trường  thạch  thường  rồi  ria  cấy  đều  trên  khắp  mặt  thạch.  Để  tủ  ấm

                  o
               37 C/24 giờ. Đếm số lượng các loại vi khuẩn trên đĩa thạch thường, xác định các loại
               vi khuẩn và trực khuẩn E. coli trong 1 gam phân theo công thức:



                                                             144
   139   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149