Page 139 - Giáo trình môn học thực hành vi sinh
P. 139

phút, dùng pipet Pasteur hút lấy phần huyết thanh (tuyệt đối không được lẫn hồng

                                                         o
               cầu). Huyết thanh được bảo quản ở -20 C cho tới khi làm xét nghiệm. ở phần lớn các
               kỹ thuật mỗi bệnh nhân phải được lấy máu 2 lần: lần 1 lấy khi bệnh nhân mới vào

               viện gọi là máu 1, lần 2 lấy sau lần 1 ít nhất 7 ngày gọi là máu 2. Hai máu phải được
               xét nghiệm cùng lúc trong cùng điều kiện để tìm động lực kháng thể.

               3. Các kỹ thuật huyết thanh chẩn đoán

                     Hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta đang dùng nhiều các kỹ thuật chẩn
               đoán huyết thanh để chẩn đoán các bệnh nhiễm vi sinh vật như: huỳnh quang, ELISA,

               phóng xạ, ngưng kết… Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ giới thiệu 4 kỹ thuật chẩn

               đoán nhanh đang được sử dụng nhiều ở các bệnh viện.

               3.1. Kỹ thuật RPR (Rapid Plasma Reaction)

                     Dùng để chẩn đoán giang mai thời kỳ II và III.
               3.1.1. Nguyên lý

                     Là phản ứng ngưng kết thụ động, không đặc hiệu, kháng nguyên là chất lipoit

               (cardiolipin) chiết xuất từ tim bò có cấu tạo hóa học giống với chất lipoit của xoắn

               khuẩn giang mai; khi gặp kháng thể reagin có trong huyết thanh bệnh nhân sẽ có hiện

               tượng ngưng kết.
               3.1.2. Cách tiến hành

                     - Lấy 3 giọt máu đần ngón tay, nhỏ lên ô tròn to trên phiến giấy đã có sẵn chất

               chống đông, trộn đều.

                     - Chờ vài phút, hồng cầu lắng, gạn huyết tương xuống ô nhỏ phía dưới.

                     - Nhỏ 1 giọt kháng nguyên cardiolipin đã được gắn trên những hạt carbon, lắc đều.
               3.1.3. Cách đọc

                     Sau 10 phút, đọc kết quả:

                     + Có hạt ngưng kết đen, dung dịch trở nên trong: dương tính (+)

                     + Không có hạt ngưng kết: âm tính (-)

                     Đây là phản ứng không đặc hiệu nên ở một số phụ nữ có thai trên 7 tháng hay
               bệnh nhân bị sốt rét hoặc bị thận hư nhiễm mỡ, cũng cho phép phản ứng dương tính.

               Vì vậy khi kết quả dương tính cũng chưa khẳng định chắc chắn được là bệnh nhân

               mắc bệnh giang mai. Cần phải kết hợp với lâm sàng, tiền sử và nếu có điều kiện nên

               làm xét nghiệm với các phản ứng đặc hiệu.



                                                             139
   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144