Page 61 - Giáo trình Huyết học
P. 61

nguyên lạ nên sinh ra kháng thể, khi thai nhi cũng mang kháng nguyên này thì

                  sẽ có hiện tƣợng tan máu.

                             4.2.1.2. Thiếu máu tan máu do tự kháng thể

                         Vì một lý do nào đó (ung thƣ, tự miễn…) cơ thể bệnh nhân sinh ra kháng

                  thể chống lại chính hồng cầu của bản thân mình. Có hai loại tự kháng thể là

                                                             0
                  kháng thể nóng hoạt động mạnh ở 37 C (thƣờng là IgG) và kháng thể lạnh hoạt
                                   0
                  động mạnh ở 4 C (thƣờng là IgM).
                             4.2.1.3. Thiếu máu tan máu do thuốc

                  Một số thuốc có thể gây tan máu theo các cơ chế khác nhau.

                      -  Thuốc kết hợp với protein huyết tƣơng tạo thành phức hợp kháng nguyên

                         kháng thể. Phức hợp này cố định lên màng hồng cầu, khi cơ thể sinh ra

                         kháng thể chống lại và cùng với sự có mặt của bổ thể hồng cầu sẽ bị vỡ.

                         Hay gặp là các thuốc quinidin, rifampicin.

                      -  Thuốc cố định lên màng hồng cầu tạo nên kháng nguyên mới nên cơ thể

                         sinh kháng thể chống lại. Hay gặp với penicillin.

                      Đặc điểm chung là xét nghiệm Coobms dƣơng tính.

                         4.2.1.4.        Tan máu sau truyền máu

                       Do  truyền  máu  khác  nhóm  ngoài  hệ  ABO,  cơ  thể  ngƣời  nhận  sẽ  sinh  ra


                  kháng thể chống lại các hồng cầu truyền vào gây tan máu do đó truyền máu
                  không hiệu lực và bệnh nhân sốt dai dẳng sau truyền máu.


                       4.2.2. Tan máu ngoài hồng cầu không do cơ chế miễn dịch
                      4.2.2.1.   Đái huyết sắc tố kịch phát do lạnh


                      Chỉ gặp ở ngƣời lớn, tan máu hay xảy ra khi gặp lạnh hoặc về đêm. Nhóm tế
                  bào gốc sinh máu có bất thƣờng tạo ra một quần thể hồng cầu dễ vỡ khi bổ thể bị


                  hoạt hóa.

                      4.2.2.2.   Thiếu máu tan máu mắc phải không phải do kháng thể tự sinh

                         Do vỡ hồng cầu trong lòng mạch: hay gặp trong những trƣờng hợp nhiễm

                  độc (thạch tín, nấm, rắn cắn), nhiễm khuẩn nặng, ký sinh trùng (sốt rét).

                         Do cƣờng lách trong xơ gan.

                         Do cơ học nhƣ van tim nhân tạo.
                                                              61
   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66