Page 60 - Giáo trình Huyết học
P. 60
Mặt khác những hồng cầu này khi đi qua chỗ hẹp phải tốn năng lƣợng thay đổi
hình dạng nhiều hơn hồng cầu bình thƣờng nên nhanh già hơn và đời sống ngắn
hơn hồng cầu bình thƣờng.
Xét nghiệm thấy: sức bền hồng cầu thay đổi (bắt đầu tan sớm hơn và tan hoàn
toàn muộn hơn), hiện tƣợng này có thể xảy ra cho một quần thể ít tế bào, có thể
0
nhạy cảm hơn sau khi ủ 37 C.
4.1.3.2. Bệnh hồng cầu hình gai (hình răng cƣa), bệnh hồng cầu hình thoi.
Hình 5. Hồng cầu hình răng cƣa.
4.1.3.3. Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát về đêm
Là bệnh lý màng hồng cầu mắc phải. Bệnh do đột biến gen tổng hợp một
thành phần màng hồng cầu ở tế bào gốc làm cho hồng cầu bệnh nhân dễ vỡ
trong môi trƣờng axit. Về đêm pH trong máu thƣờng thấp nên có cơn tan máu
gây đái huyết sắc tố.
4.2. Tan máu nguyên nhân ngoài hồng cầu
1.2.1. Tan máu miễn dịch
1.2.1.1. Thiếu máu tan máu sơ sinh
Bệnh tuy là xảy ra ở sơ sinh nhƣng là do mắc phải. Nguyên nhân là do kháng
thể đồng loại của mẹ qua rau thai trong quá trình chuyển dạ vào thai nhi làm
hồng cầu thai nhi bị vỡ (ví dụ trƣờng hợp mẹ nhóm Rh âm, con Rh dƣơng). Hiện
tƣợng này cũng có thể xảy ra khi mẹ đã từng đƣợc truyền máu mang kháng
60