Page 57 - Giáo trình Huyết học
P. 57

bài viết này chúng tôi xin trình bày cách phân loại theo nguyên nhân và cơ chế.

                      4.1.  Tan máu nguyên nhân tại hồng cầu

                    4.1.1. Bệnh do thiếu men hồng cầu

                      -  Thiếu men G6PD- men tham gia chuyển hóa glucose để tạo năng lƣợng

                         cho hồng cầu.

                      -  Thiếu men Pyruvat kinase.

                    4.1.2. Bệnh huyết sắc tố

                      Huyết sắc tố ở ngƣời là một protein gồm 4 dƣới đơn vị (chuỗi), cấu tạo mỗi

                                                                                              ++
                  dƣới đơn vị là nhân Hem (khung porphyrin gắn 1 sắt hóa trị 2: Fe ) và globin
                  (bản chất là một chuỗi polypeptide).

                      Trong 4 chuỗi globin của một phân tử huyết sắc tố bình thƣờng thì 2 chuỗi

                  thuộc họ alpha và 2 chuỗi không phải alpha. Sự tổng hợp các chuỗi này do gen

                  nằm trên nhiễm sắc thể số 11 và số 16 đảm nhận. Phân tử nhiễm sắc thể ở ngƣời

                  lớn bình thƣờng chủ yếu là huyết sắc tố A gồm 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi beta.

                  Giảm hoặc mất khả năng tổng hợp một loại chuỗi hoặc tổng hợp ra chuỗi globin

                  bất thƣờng sẽ gây bệnh huyết sắc tố.

                      4.1.2.1.  Bệnh  thalassemia:  là  bệnh  huyết  sắc  tố  do  giảm  hoặc  mất  khả

                                năng tổng hợp chuỗi globin.


                      -  Beta thalasemia: giảm hoặc mất khả năng tổng hợp chuỗi beta, do đó cơ
                         thể sẽ tổng hợp các chuỗi khác để bù trừ, nếu là chuỗi gama sẽ tạo nên


                         huyết sắc tố F, chuỗi delta sẽ tạo nên huyết sắc tố A2. Khi thiếu chuỗi
                         beta sẽ gây thừa tƣơng đối chuỗi alpha và đây chính là nguyên nhân gây


                         tan máu. Bệnh có các thể nặng nhẹ khác nhau:
                         +Thể nặng (bệnh Cooley): hầu nhƣ không có huyết sắc tố A mà chủ yếu


                         là huyết sắc tố F và A2. Tan máu rất nặng từ nhỏ.

                         + Thể trung gian: giảm huyết sắc tố A, nhiều huyết sắc tố F và tăng A2,

                         biểu hiện tan máu ở tuổi lớn hơn.

                         + Thể nhẹ: huyết sắc tố F<30%, có thể tăng A2. Biểu hiện tan máu nhẹ.

                      -  Alpha thalassemia: giảm hoặc mất khả năng tổng hợp chuỗi alpha, khi đó

                         cơ thể sẽ thừa chuỗi gamma (ở bào thai) và chuỗi beta (sau khi sinh) nên
                                                              57
   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62