Page 6 - Giáo trình môn học Hóa sinh
P. 6
Phản ứng 2: Phản ứng đồng phân G6P tạo thành Fructose-6-
phosphat được xúc tác bởi Phosphoglucose isomease, đây là phản ứng
thuận nghịch.
Phản ứng 3: Sự phosphoryl hoá F6P tạo thành Fructose1-6-
diphosphat (F1,6DP) xúc tác bởi Phosphofructokinase (PFK), cũng giống
++
phản ứng 1 cần Mg .
Phản ứng 4: Là phản ứng phân cắt dưới tác dụng của Aldolase, cắt
đôi phân tử F1,6DP tạo thành hai mẩu 3 cacbon là Glycealdehyd-3-
phosphat (GAP) và Dihydroxyacetolphosphat (DHAP).
Phản ứng 5: Ở phản ứng số 4 chỉ có GAP được oxy hoá trong giai
đoạn 2 nên bước ngay vào phản ứng số 6, còn DHAP không được oxy hoá
trong giai đoạn 2 nên buộc phải đồng phân hoá tạo thành GAP (phản ứng
5), dưói tác dụng của Trio phosphat isomease.
- Giai đoạn 2: Gồm 5 phản ứng (6-10). Hai phân tử glyceraldehyd-3-
phosphat chuyển hoá thành pyruvat tạo ra 4ATP.
Phản ứng 6: Là phản ứng oxy hóa và phosphoryl hóa GAP tạo 1,3
+
diphosphoglycerat bởi NAD và Pi, được xúc tác bởi Glycealdehyd-3-
phosphat dehydrogenase tạo sản phẩm 1,3 diphosphoglycerat (1,3DPG).
Phản ứng 7: Đây là phản ứng đầu tiên của con đường đường phân
tạo ATP và 3-phosphoglycerat (3PG) nhờ Phosphoglycerat kinase (PGK).
Phản ứng 8: Phản ứng đồng phân 3PG tạo 2-phosphoglycerat
(2PG) nhờ Phosphoglycerat mutase (PGM).Con đường đường phân ảnh
hưởng đến sự vận chuyển oxy trong hồng cầu vỡ 2,3-diphosphoglycerat
có tác dụng điều hoà vận chuyển oxy trong hồng cầu.
Phản ứng 9: Là sự khử nước của 2PG dưới tác dụng của Enolase
tạo sản phẩm Phosphoenolpyrruvat (PEP), enzym này chỉ hoạt động khi
++
kết họp với Mg .
Phản ứng 10: Phản ứng tạo thành ATP thứ 2 do PEP chuyển gốc
phosphat từ liên kết giàu năng lượng sang ADP tạo ATP mới, dưới tác
dụng của Pyruvat kinase.
5