Page 3 - Giáo trình môn học Hóa sinh
P. 3
- Polysaccarid: Là một nhóm các hợp chất tạo ra một số lớn các
monosaccarid khi bị thuỷ phân. Ví dụ: glycogen, tinh bột, glucopolysaccarid...
2. Tính chất của monosaccarid
- Các monosaccarid có vị ngọt, dễ tan trong nước, ít tan trong alcol,
không tan trong ete.
- Trừ dioxyaceton, các ose đều có khả năng làm quay mặt phẳng ánh
sáng phân cực.
2.1. Tính khử (bị oxy hóa)
- Do có hoá chức khử aldehyd hoặc ceton. Monosaccarid tác dụng với muối
kim loại nặng (muối Cu, Hg…) sẽ khử ion kim loại giải phóng kim loại tự do
hoặc muối kim loại có hoá trị thấp hơn, bản thân monosaccarid sẽ bị oxy hoá trở
thành acid.
Ví dụ: Trong phản ứng Fehling, dưới tác dụng của nhiệt độ, glucose khử
hydroxyd đồng II Cu(OH) 2 thành oxid đồng I Cu 2O kết tủa đỏ gạch.
CHO COOH
(CHOH) 4 + Cu 2+ (CHOH) 4 + Cu 2O
CH 2OH CH 2OH
D-Glucose Acid gluconic
- Ứng dụng tính chất trên để định tính và sơ bộ định lượng đường
trong nước tiểu. Dựa vào tính chất này người ta đã sản xuất ra các que thử
test nhanh đường niệu, đây là một kỹ thuật giúp chẩn đoán sàng lọc bệnh
đái tháo đường tại cộng đồng.
2.2. Tạo glucosid
- Do có nhóm (-OH) bán acetal trong phân tử, các monosaccarid có
khả năng tạo thành các hợp chất ete với alcol. Các hợp chất này gọi là các
glucosid, các liên kết này được gọi là liên kết glucosid hoặc osid.
2