Page 17 - Giáo trình môn học Hóa sinh
P. 17
cortisol cao nhất 6-8 giờ sáng, giảm dần buổi chiều hay nửa đêm, dung nạp
glucose cũng cao hơn ở buổi chiều so với buổi sáng, sự bài tiết hormone GH
thấp ở thời gian thức).Thời gian nhịn ăn kéo dài 48 giờ làm tăng nồng độ
bilirubine huyết thanh và giảm nồng độ albumin, pre-albumine, transferrine.
10.2. Kỹ thuật lấy máu
Thời gian buộc garo thường buộc garo ở vị trí lấy máu tĩnh mạch. Tại
thời điểm 3 phút, sự ứ đọng máu làm tăng sự phân huỷ yếm khí glucose máu
và làm giảm pH máu cùng sự tích tụ của latate.
+
Hiện tượng thiếu oxy dẫn đến giải phóng K từ tế bào. Có sự tăng nồng
độ ion Ca và Mg ở máu trong thời gian buộc garo.
10.3.Chất chống đông
+ Heparin
Heparin dưới dạng các muối như: amoni, Li, Na, K được sử dụng theo tỷ
lệ 25U/ml máu, hay 0,01-0,1ml heparin/ml máu. Ý nghĩa thường dùng cho xét
nghiệm sinh hóa cơ bản, không ảnh hưởng đến điện giải, nhưng lại làm thay
đổi hình thái tế bào.
Heparin nước có thể gây sai số do pha loãng mẫu máu, điều này có thể
khắc phục bằng cách làm đông khô heparin.
Ở các bệnh nhân bị chứng tăng tiểu cầu (thrombocytosis), giá trị tiểu cầu
+
vượt trên 800.000/μL (hoặc Giga/L), việc định lượng K không thể thực hiện
được trong huyết thanh, cần phải sử dụng thay thế bằng huyết tương chống
đông với heparin.
+ Fluoride (muối Na) được sử dụng với nồng độ 2 mg/ml máu. Fluoride
có tác dụng cản trở sự đông máu và sự đường phân (glycolysis), nên thường
được sử dụng để định lượng glucose máu, tốc độ đường phân (glycolysis) là
khoảng 7% mỗi giờ nên cần phải thêm một chất ức chế quá trình đường phân,
như NaF (sodium fluoride) hoặc iodoacetate vào ống lấy mẫu máu trước nếu
mẫu máu chưa được làm xét nghiệm trước một tiếng sau lấy máu.
16