Page 95 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 95
2.7. Các biện pháp phòng chống
- Chống nhiễm bệnh bằng cách không ăn sống thực vật thủy sinh và không
uống nước lã.
- Quản lý và xử lý phân.
- Phát hiện bệnh sớm và điều trị đặc hiệu.
- Truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng để mọi người tự phòng
bệnh cho mình.
- Phòng chống cho cả gia súc, phối hợp y tế và thú y.
3. SÁN LÁ PHỔI (Paragonimus)
Sán lá phổi được Kerbert tìm ra đầu tiên năm 1878 trên hổ, được Ringer
tìm ra năm 1879 trên người qua mổ tử thi và được Manson tìm thấy trứng sán lá
phổi trong đờm bệnh nhân năm 1880.
Bệnh sán lá phổi do các loài sán lá thuộc giống Paragonimus gây nên.
Trong 40 loài sán lá phổi, có trên 10 loài gây bệnh ở người và chủ yếu là loài
Paragonimus westermani. Ở Việt Nam, chủ yếu do P. Heterotremus (Nguyễn
Văn Đề, 2006).
3.1. Hình thể
Con sán lá phổi to bằng hạt cà phê (bằng hạt lạc nhỏ), dài 7-13 mm, rộng 4-
6 mm, màu đỏ hoặc trắng hồng. Sán lưỡng tính, trên một con sán có cả bộ phận
sinh dục đực và cái. Buồng chứng to, chia múi, tinh hoàn phân nhánh ít.
Trứng: Hình bầu dục, màu vàng, ở một đầu có nắp nhỏ, chiều dài 80-100
mcm, chiều ngang 50-67 mcm.
B
A
Hình 4.5. Sán lá phổi
92